Một Thiền đường nữ tu duy nhất xuất hiện tại theo dòng phái Thiền Tông Nhật Bản. Ni sư thụ pháp từ Thiền sư Philip Kapleau. Ngài trực tiếp hướng dẫn ni sư.
Trước 1975, thân mẫu của Ni sư là tín đồ thuần thành tại chùa Giác Minh, đường Phan Thanh Giản, Sài gòn, nay là Điện Biên Phủ, nhưng cô được học từ trường dòng của các Soeur, hình ảnh nữ tu như thế rất đẹp, khắc sâu vào tâm hồn cô.
Do vậy cô khó hiểu và không thích hợp với nghi cách tụng niệm để cầu giải thoát. Trong lòng mãi canh cánh đi tìm cái tuyệt đối giữa cuộc sống tương đối, cái thường hằng giữa cái vô thường; cô luôn lo sợ sự mất mát chết chóc đến với gia đình trong thời chiến tại quê hương mình.
Tuổi trẻ của một nữ lưu, cô vẫn thích cái đẹp, cái sang, nhưng trải qua bao biến thiên, cô hiểu rằng không thể an phận sống giữa cái mong manh mà con người bất lực trôi theo giòng đời.
Những năm đầu có mặt trên đất Mỹ, cô là một trong ba vị đều là bào đệ, quý cô vẫn phải đi làm lao động chân tay, vừa đi học, vừa tìm cầu học đạo giải thoát, cô từng đến với các pháp môn, nhưng chưa pháp nào giải tỏa những ưu tư cho tâm hồn, duyên đến do chí hướng tầm cầu, cô được gặp Tổ sư Thiền từ Thiền sư Nhật hướng dẫn, cuối cùng xuất gia tu học.
Cô bán căn nhà tại San Diego, về Nam Cali để phát triển và giúp đỡ quần chúng tu tập.
Tuy nhiên cái khốn khó đã qua, do công đức chuyên tu, Long Thiên gia hộ, quý cô đã chỉnh trang ngôi Tam bảo khá khang trang, để có nơi tu học và sinh hoạt cộng đồng.
Đây là ngôi tu viện duy nhất tổ chức tu học cho các con em tuổi vị thành niên vào dịp cuối tuần.
Cư sĩ Nguyên Giác, một Phật tử mộ đạo, đồng thời là chủ bút của một nhật báo, có công lớn trong việc phổ truyền và nghiên cứu chánh pháp, cũng đã đưa quý tử đến đây để học giáo lý, học tiếng Việt. Nguyên Giác cũng từng giúp Sùng Đức trong nhiều vấn đề thuộc lãnh vực văn hóa.
Qua những dĩa VCD cho thấy, các em còn rất trẻ, cũng đã tập ngồi thiền, học tiếng Việt và sinh hoạt theo văn hóa Việt. Cơm chay vào mỗi tuần, tất cả từ giáo dục, tu học, băng dĩa, kinh sách hoàn toàn miễn phí. Chùa không bao giờ đặt vấn đề tiền bạc đối với quần chúng. Có những tang gia không đủ tiền thỉnh sư, quý ni chùa Sung Nghiêm đến giúp một cách nhiêt tình.
Tuy thời gian cho việc tu tập và hướng dẫn quần chúng khá bận, nhưng Ni sư cũng thể hiện được tâm hồn nghệ sĩ qua hàng chục tác phẩm Thi ca Thiền, Hai cuốn sách được xuất tặng miễn phí, in ấn thanh nhã là “Đóng Cửa Sáu Nẻo Luân Hồi” và “Những Liên Hệ Đến Cái Chết Cần Biết Rõ”.
Thiền viện Sùng Nghiêm còn được chương trình truyền hình phát thanh hàng tuần dành cho thời lượng cố định.
Từ ngày thành lập đến nay, Sùng Nghiêm cũng không gây quỹ dưới mọi hình thức như các chùa hầu hết, không buôn bán kinh sách và thức ăn chay…thế mà vẫn không thiếu thốn.
Mỗi lần quần chúng nghe nói gây quỹ là họ sợ, vì cuộc sống ngày càng khó khăn. Đó là những nét đặc biệt cho việc hướng dẫn chuyên tu của một Ni viện trên đất Mỹ.
Một tấm bảng thiền viện khá nhỏ, thật khiêm tốn nếu không quen, khó nhìn thấy. Tất cả các chùa trên đất Mỹ, kể cả tư gia, đều nằm ngoài mặt tiền, không có hẻm, ngỏ ngách như ở Việt Nam, mỗi khu cư dân đều dược vây quanh bốn mặt tiền đường, vì thế không khó để tìm đến.
Trong Chánh điện, cũng là Thiền đường, Sùng Nghiêm thờ duy nhất đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, chung quanh vách là bồ đoàn bọc vải nâu, dành cho Thiền sinh, phía sau và hông thiền đường là khu dành cho Phật tử và các em sinh hoạt, thật giản dị, thoáng và sáng.
Đây là nét sinh hoạt khá mới tại Nam Cali và lại là Ni viện.
Hy vọng các chùa Việt Nam trên nước Mỹ chuyên sâu vào tâm linh để quần chúng có niềm tin nương tựa.