“Nhà Phật” trên mạng
Khi danh tư blog trở nên phổ biến nhất cho cư dân mạng trong năm qua thì việc xuất hiện các blog mang phong vị Phật giáo cũng tự thân mang nhiều điểm nhấn thú vị. Sẽ không khó khăn cho việc bạn muốn tìm một “ngôi nhà Phật” trên mạng thông qua blog. Chịu khó lướt blog, sẽ dễ nhận thấy các trang nhật ký dạng này thường lấy nickname (tên chủ nhân blog) có ý nghĩa của Phật giáo như: Nguoitramlang, Um A Hum, Hoa Vô Ưu, Sen Non, Chốn tĩnh tâm, Mandala, Cỏ nâu, Mộc Nhiên… Mặt khác, avatar (hình ảnh biểu trưng đi kèm theo các nickname của blog) cũng được chọn lọc với hình ảnh Đức Phật, Đức Đạt Lai Lạt Ma, hoa sen, hay chính blogger đang chắp tay ngồi thiền… đi cùng với các gam màu trầm…
Không hẳn blogger của các weblog trên chỉ là các nhà sư, Phật tử mà còn của đông đảo giới trẻ viết blog chọn cách dùng từ ngữ của nhà Phật. Đọc những bài nhật ký hàng ngày hay những bài thơ 1, 2 câu đơn thuần chỉ “làm cho vui” của các blogger này, lại có thể nhuốm lên hy vọng về tinh thần Phật giáo chạm vào với cuộc sống nhẹ nhàng hơn chứ không chỉ là những khuyên bảo, chỉ dạy, triết lý. Blog của một nickname tên: Nomad – cô bé vừa có cuộc vận động quyên góp sách trong giới Blogger cho các thư viện vùng sâu là một kiểu của cách thể hiện đơn giản nhà Phật này: Ừ thì một kiếp huyên thuyên/ Chừa ra một kiếp tập thiền tĩnh tâm… Blog của Sát Na Chết thuần chất Huế, Huế. Những ý nghĩ liên kết đời thường và ông Phật trong cảm nhận của bữa uống cà phê sáng bắt gặp hoa sen ở quán Cửa sổ mặt trời: Có cành sen vàng không? Hay phải đọc
Chưa thống kê con số chính xác những blogger viết tản mạn dạng này. Nhưng kiểu xây dựng ngôi nhà Phật đơn giản vậy được nhiều Blogger ưa thích để thể hiện văn phong, cách nhìn, cảm nhận và suy nghĩ của mình về cuộc sống, ghi nhận về những ngày tháng đang thoáng qua.
Một cuộc hành trình qua miền weblog (nhật ký cá nhân trên mạng) nhặt những ý tưởng Phật giáo trong bài viết. Tạm gọi là cuộc nhặt sen vậy. Đi suốt cõi mênh mông Blog, đã thấy được mùa sen rất rộn ràng qua với ý tứ, ngôn ngữ, hình ảnh rất nhà Phật. Sự sẻ chia bằng cảm thức tâm linh của giới Blogger (những người viết blog) – nhất là blog của những người trẻ đáng được ghi nhận trong dòng đầy xô bồ thông tin trên mạng hiện nay. Khi danh tư blog trở nên phổ biến nhất cho cư dân mạng trong năm qua thì việc xuất hiện các blog mang phong vị Phật giáo cũng tự thân mang nhiều điểm nhấn thú vị. Sẽ không khó khăn cho việc bạn muốn tìm một “ngôi nhà Phật” trên mạng thông qua blog. Chịu khó lướt blog, sẽ dễ nhận thấy các trang nhật ký dạng này thường lấy nickname (tên chủ nhân blog) có ý nghĩa của Phật giáo như: Nguoitramlang, Um A Hum, Hoa Vô Ưu, Sen Non, Chốn tĩnh tâm, Mandala, Cỏ nâu, Mộc Nhiên…
Mặt khác, avatar (hình ảnh biểu trưng đi kèm theo các nickname của blog) cũng được chọn lọc với hình ảnh Đức Phật, Đức Đạt Lai Lạt Ma, hoa sen, hay chính blogger đang chắp tay ngồi thiền… đi cùng với các gam màu trầm… Không hẳn blogger của các weblog trên chỉ là các nhà sư, Phật tử mà còn của đông đảo giới trẻ viết blog chọn cách dùng từ ngữ của nhà Phật. Đọc những bài nhật ký hàng ngày hay những bài thơ 1, 2 câu đơn thuần chỉ “làm cho vui” của các blogger này, lại có thể nhuốm lên hy vọng về tinh thần Phật giáo chạm vào với cuộc sống nhẹ nhàng hơn chứ không chỉ là những khuyên bảo, chỉ dạy, triết lý. Blog của một nickname tên: Nomad – cô bé vừa có cuộc vận động quyên góp sách trong giới Blogger cho các thư viện vùng sâu là một kiểu của cách thể hiện đơn giản nhà Phật này: Ừ thì một kiếp huyên thuyên/ Chừa ra một kiếp tập thiền tĩnh tâm… Blog của Sát Na Chết thuần chất Huế, Huế. Những ý nghĩ liên kết đời thường và ông Phật trong cảm nhận của bữa uống cà phê sáng bắt gặp hoa sen ở quán Cửa sổ mặt trời: Có cành sen vàng không? Hay phải đọc
Những ngôi nhà Phật không thiếu những Blogger là “nhà Phật” chính cống. Các blogger này xây dựng blog như một kho tư liệu mở. Họ cập nhật thường xuyên các bài viết hay, các bài nghiên cứu đã đăng trên các báo, các trang web Phật giáo. Blogger có nickname Dorje Nyima, SV Đại học Y-Dược TP.HCM, bật mí: bạn đã quy y từ lớp 8 theo môn phái Mật tông, khi phong trào blog phát triển rầm rộ, Dorje Nyima cũng xây dựng blog và qua blog kết bạn với khá nhiều bạn đồng pháp môn. Theo Dorje Nyima, việc kết nối trên mạng như là một duyên lành cho quá trình tu tập, tìm hiểu và vận dụng Phật pháp… Nhiều blog khác như Sen Non, Chốn tĩnh tâm “nuôi sống” blog bằng cách cập nhật các video clip về các bài nói pháp của các thiền sư, các bài kinh tụng niệm…
Nhiều Blogger con nhà Phật cũng công khai danh tánh của mình trên blog song song với nickname như blog có nick NguoiTramLang. Thông tin cá nhân đọc được trên blog này thì đây là một nhà sư với pháp danh: Thích Thông Trường, đang theo học tại Trung Quốc… Blog này thuần về nghiên cứu nhưng cũng khá thú vị với nhiều thông tin, hình ảnh và tin tức tự dịch về Phật giáo Trung Quốc. Đặc biệt, NguoiTramLang cũng tự xây dựng một trang web tên Quan Âm chánh điện với lời nhạc tụng kinh kết nối luôn vào trang blog. Theo chủ trương của NguoiTramLang, việc xây dựng blog trong thời đại thông tin Internet vì lợi ích và an lạc tâm linh rất đáng hoan hỷ và cần được cổ vũ.
Hương sen tỏa blog
Dường như rất khó dứt ra khỏi cuộc hành trình thú vị nhặt sen này, khi mà vẫn còn nghe hương sen đang tỏa ra từ rất nhiều blog nữa. Nhiều blog chủ trương hẳn theo xu hướng chuyển hóa tâm linh Phật giáo ra đời thường. Blog của nhà thơ Thu Nguyệt với các lá thư hàng ngày chị viết. Đọc cũng là để nhìn lại cuộc sống ngồn ngộn mỗi người đang bước qua mà chưa kịp một lần bình tâm nhìn lại. Cách chia sẻ của blog Thu Nguyệt là cách chia sẻ bình an, bởi chị đã ngồi lặng để nhìn lại những cuộc vui, những cuộc chia ly, một người bạn vừa đi xa hay những điều hiển nhiên hàng ngày trong cuộc sống…Tại blog có nickname: Giaquoc và Um A Hum cùng đưa lên một nội dung rất đáng chú ý : “Tuổi trẻ thời nay và việc đi chùa”. Bài viết đưa ra lập luận: Thông thường, khi cần học cái chữ, người ta nghĩ ngay đến trường học; thích nghe nhạc thì nghĩ đến phòng trà; muốn tu hành, học Phật thì nghĩ đến chốn thiền môn,… Nhưng ở đời không hẳn hoàn toàn như vậy. Tiếc là các thảo luận cho bài viết vẫn còn nhiều đắn đo. Cũng từ blog của Um A Hum thấy nhiều chuyển tải khéo léo việc tu tập thiền định vào các bài viết nói chuyện với Cỏ may về các vấn đề thời sự đang diễn ra: đọc bài báo về những người véo mất tiền cứu trợ của dân, Um A Hum viết: một khi lòng tham che mờ tri tuệ, họ như những con ngựa chứng không hãm cương cứ lao mãi trên đường quan loạn. Có ai dừng lại để đọc những dòng này?
Bạn sẽ không thể dừng lại để đọc những dòng đặc biệt này nếu như bạn không phải là cư dân blog. Cũng như, bạn không thể thú vị khi nhìn thấy từng chủ trương của các chủ nhân blog này ngay từ các câu mào đầu. Um A Hum thì: “Tập lui về nơi vắng vẻ để tu tập, dù con hiểu thế gian và Niết bàn không hai”. Blog của Atavagga chỉ với 2 bài nhưng cũng xác định khá rõ diện mạo với câu blash: “Không làm điều ác. Gắng làm việc lành. Luôn tu tâm, tịnh ý. Đó là lời Phật dạy”.
Rồi bạn cũng sẽ không thể dừng trước mấy câu cảm tác rất sâu sắc kiểu như: Sao còn phân biệt người ta? Sao không tỉnh giác để mà nhận nhau? Hay dừng với cuốn nhật ký tâm linh blog của Dorje Nyima ghi chép khá xúc động về bà Tư bán chè, người đã khai thị Dorje Nyima bằng lòng tốt và những ngày chứng kiến bà niệm Phật. Các bài ghi chép công phu qua việc thực tập nha khoa để vỡ lẽ ra các “ông Phật” làm nghề y trong cái nghề dễ mang điều tiếng. Blogger này nhìn nhận, trở thành “ông Phật nha khoa thật đơn giản, chỉ là qua hành động rút ra hết sạch số tiền còn lại trong túi giúp cho một bệnh nhân nghèo, sẵn sàng mỉm cười hay đưa tay quẹt mồ hôi trán cho một bệnh nhân đang quằn quại với cơn đau…
Việc nhặt sen đồng thời đi kèm với ý nghĩ: trong dòng xô bồ những blog “đen” làm mất đi những nhìn nhận về các giá trị văn hóa lành mạnh thì những blog dạng này đang giúp cho giới trẻ sống đẹp hơn. Nhiều blogger cũng đang ủng hộ cho ý tưởng tổ chức offline dành riêng cho những người trẻ chơi blog cùng yêu thích Phật pháp. Dự kiến, buổi offline đưa ra các bài viết “hot” trên blog là các bài nói đến những vấn đề nhạy cảm của giới trẻ trong xã hội hiện đại để thảo luận dưới tâm thế của những người hiểu biết và muốn vận dụng Phật giáo ra đời sống. Từ offline, sẽ duy trì các hoạt động của nhóm blogger yêu thích Phật pháp trên mạng thường xuyên và quy củ hơn.
Còn bạn, nếu chưa là cư dân blog, thử lên mạng một chuyến để tham gia phong trào này. Cuộc nhàn du cũng sẽ đưa bạn qua những miền blog đầy sen, nhưng chỉ cần mỗi ngày nhặt một đóa, cũng đủ để vui, tin yêu và hy vọng.