Trang chủ PGVN Nhân vật Những dấu ấn không phai mờ của Đại lão HT. Kim Cương...

Những dấu ấn không phai mờ của Đại lão HT. Kim Cương Tử

49

Ở đây, chúng tôi cũng sẽ không nêu lại tiểu sử của Đại lão Hòa thượng, mà chỉ ngang qua đó, cùng với những gì nghe thấy, chứng kiến của tự thân chúng tôi với nhân duyên là có mặt rất sơm trong Ban Vận động và một trong những thành viên sáng lập Giáo hôi Phật giáo Việt Nam gần tròn 30 năm trươc, trong những Phật sự mà tự thân chúng tôi có phúc duyên làm việc chung với Hòa thượng qua các thời kỳ, những sự kiện quan trọng của gh như các kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc cũng như các Phật sự khác, đặc biệt là về nghiên cứu Phật học và giáo dục Tăng Ni.

1. Đại lão Hòa thượng Kim Cương Tử – tấm gương sáng về sự nỗ lực học tập không ngừng trong mọi hoàn cảnh.

Qua tiểu sử cố Đại lão Hòa thượng, chúng ta biết được rằng Ngài sinh ra trong một gia đình thượng lưu phúc hậu, ý thức ưu tiên việc học hành trên vùng đất giàu văn hiến của phủ Thiên Trường – thủ phủ của nhà Trần. Với nền tảng gia đình có truyền thống khoa cử, có nhiều người đỗ đạt, danh vọng, cùng bẩm tính thông minh, Ngài sớm tiếp cận với nền Nho học, tiếp nhận các môn học phổ thông đương thời.

Cơ duyên định sẵn, dù là con trai độc nhất trong gia đình, Ngài đã quy Phật phát tâm xuất gia học đạo với Tổ Chính Đản tại chùa Cả, Nam Định lúc tuổi tròn 19 tràn đầy nhựa sống và tương lai xáng lạn theo quan niệm thế tục gia đình.

Là người có bẩm tính thông tuệ, đức hạnh và cẩn mật, Ngài sớm trở thành pháp khí thiền gia, sau một trời gian thọ giáo với chư Tổ bác lãm Tam tạng Kinh, Luật, Luận thời bấy giờ, Ngài đạt được giải Nhì trong khóa thi đầu tiên của Trường Trung học Phật giáo Bắc Kỳ năm tròn 24 tuổi.

Gương tinh tấn tu học như Ngài sớm lan truyền. từ rất sớm, Ngài đã được mời cộng tác với trường Viễn Đông Bác Cổ, là một trong những pháp sư chủ chốt tại đạo tràng Quán Sứ và là cây bút tích cực cho Báo Đuốc Tuệ trong mục tiêu chấn hưng Phật giáo.

Dù làm gì, với trọng trách như thế nào, Đại lão Hòa thượng vẫn luôn ý thức việc tu và học, học và tu, tri hành hợp nhất. Giới học Phật và nghiên cứ biết đến Ngài với chuyên môn về Luật tạng, người am tường và có thẩm quyền về môn học hết sức phức tạp này.

“Học hải vô nhai, chuyên cần thị ngạn”(biển học mênh mông, chuyên cần là bờ bến), gương học, nghiên cứu, khiêm tốn và trung thực trong học thuật của Đại lão Hòa thượng là một trong nhưng thí dụ điển hình cho việc đó. Tự thân Ngài cũng đã ý thức chuyên môn sâu, xứng đáng được tôn xưng là nhà “Phật luật học”.

Là nhà nghiên cứu quảng lãm, Đại lão Hòa thượng là người đã biên soạn rất nhiều bài nghiên cứu, đặc biệt là về giới luật, đăng trên các tạp chí Phật học Phật giáo; chủ biên từ điển Phật học Hán – Việt(2 tập) rất đồ sộ làm công cụ nghiên cứu hữu ích, tiện dụng cho rất nhiều người, nhiều thế hệ.

2. Những đóng góp to lớn của Đại lão Hòa thượng cho sự nghiệp xây dựng ngôi nhà Giáo hôi Phật giáo Việt Nam(từ 1981 – 2001).

Cuộc đời của Đại lão Hòa thượng là cuộc đời của mẫu người hành động. như phần tiểu sử cảu Ngài cho biết, từ rất sớm, Ngài đã tham gia vào các phong trào yêu nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất cho Tổ Quốc cũng như rất nhiều Phật sự với các vai trò quan trọng.

Ở bất cứ hoàn cảnh nào, vai trò nào, Ngài luôn chứng tỏ là người năng động, tùy duyên hóa độ, tích cực dấn thân vào đời sống xã hội với kiên định lập trường Phật giáo yêu nước theo phương châm “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”.

Ngài là người đã nhiệt thành tham gia chủ trương thống nhất Phật giáo Việt Nam. Năm 1980, Ngài đã tham gia Ban Vận động thống nhất Phật giáo toàn quốc. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc thành lạp Giáo hôi Phật giáo Việt Nam đầu tháng 11 năm 1981, với sự tín nhiệm của Đại hội, Ngài được suy cử vào Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, làm Trưởng ban Nghi Lễ Trung ương Giáo hôi Phật giáo Việt Nam.

Với nền tảng sở học vững vàng, đặc biệt là về Luật tạng, Ngài được thỉnh đảm trách giảng dạy Phật luật học cho Tăng Ni tại trường Cao cấp Phật học Việt Nam, tiền thân của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội ngày nay và đươc cử giữ chức vụ Viện trưởng Học viện vào năm 1990.

Ngôi nhà Giáo hôi Phật giáo Việt Nam ngày nay càng vững chắc, với những đóng góp quan trọng và công đức to lớn của Đại lão Hòa thượng, chỉ sau 4 năm kể từ khi Giáo hội được thành lập(1985), Ngài được suy cử làm Phó Chủ tịch Trương trực, rồi kiêm Phó Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phân Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học (1990)…

Là một trong những nhà lãnh đạo cao nhất của Giáo hội cùng với bản lĩnh hóa duyên, Ngài được Giáo hội tôn cử tham dự đoàn đại biểu Giáo hôi Phật giáo Việt Nam thăm viếng, xây dựng nhịp cầu hữu nghị hòa bình với nhiều quốc gia như Liên Xô(cũ), Mông Cổ, Campuchia…

Ý thức đạo nghiệp là điều quan trọng trong đời sống của Tăng Bảo, làm nền tảng cho mọi Phật sự, Đại lão Hòa thượng luôn nghiêm khắc trong pháp môn hành trì và trong các thời khóa an cư kiết hạ, làm hướng nghiệp sư và là chỗ dựa cho đông đảo Tăng Ni thủ đô, là bậc mô phạm cho tứ chúng nói gương tinh tấn tu học không ngừng.

Là một trong những nhà lãnh đạo cao nhất của Giáo hội, với nhiều trọng trách Phật sự quan trọng của người đứng đầu các Viện, Ban…, nhưng Đại lão Hòa thượng vẫn không từ nan đối với các Phật sự của thủ đô theo yêu cầu của Tăng Ni Phật tử, công tác của vị Trụ trì đối với ngôi phạm vũ Trấn Quốc cũng như tham gia vào các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội để chuyển tải tiếng nói của giới Phật giáo, góp phần xây dựng quốc sách hợp lòng dân, xây dựng khối đại đoàn kết, thúc đẩy sự phát triển của đất nước theo hướng xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ văn minh. Ngài là thành viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN, là Đại biểu Quốc hội trong nhiều khóa liền.

Đánh giá một con người rất khó, với một bậc cao tăng, điều đó càng khó khăn hơn. Ở góc độ tiếp cận Đại lão Hòa thượng Kim Cương Tử với Giáo hôi Phật giáo Việt Nam, qua chiêm nghiệm, quán sát, thân cận mà tự thân chúng tôi có được, xin tam nêu lên vài dấu ấn sau đây, mà chắc chắn rằng còn thiếu sót, chưa được toàn diện.

2.1 Đối với tổ chức Giáo hôi Phật giáo Việt Nam, Đại lão Hòa thượng Kim Cương Tử là một trong những nhà lãnh đạo cao nhất, cùng với chư tôn đức lãnh đạo khác, đã có những quyết định sáng suốt trong việc hoạch định chương trình hoạt động Phật sự mang tính quốc gia, thống nhất Phật giáo cả nước, tham gia tích cực vào việc kiến thiết đất nước theo truyền thống gắn bó giữa Đạo pháp – Dân tộc mấy ngàn năm qua.

Với quãng thời gian tròn 20 năm gắn bó cùng Giáo hôi Phật giáo Việt Nam(1981 – 2001), Đại lão Hòa thượng đã để lại nhiều di sản về kinh nghiệm lãnh đạo, gương dấn thân trong các công tác của Giáo hội cũng như đối với đất nước, sự linh hoạt trong các giải pháp cho nhiều tình huống mới tỏng điều hành, sự kiên định trong chí nguyện phụng sự tuân thủ phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hôi”. Những kinh nghiệm đó góp phần làm phong phú thêm cho kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành Phật sự của Giáo hôi Phật giáo Việt Nam, cho lớp lãnh đạo kế thừa.

2.2 Đối với nền Phật học Phật giáo Việt Nam, Đại lão Hòa thượng đã để lại nhiều công trình nghiên cứu giá trị, đặc biệt là về lĩnh vực Luật học, từ điển, phiên dịch, mang định hướng gợi mở cho hàng hậu học một hướng đi dễ dàng hơn.

2.3 Đối với sự nghiệp giáo dục Phật giáo: Đại lão Hòa thượng là nahf giáo dục đã trực tiếp lãnh đạo, đào tạo nhiều thế hệ Tăng Ni có đủ sở học, nghiêm mật phụng sự theo phương châm của Giáo hội. Một số thế hệ học trò, môn đệ do Ngài đào tạo, hoặc ảnh hưởng Ngài một cách sâu sắc hiện nay đang đảm nhiệm các trọng trách của giáo hội, tiếp nối sự nghiệp mà Ngài đã giao phó.

Cảm hứng từ cuộc đời, đạo hạnh và công đức của Đại lão Hòa thượng, chúng tôi đã có những vần thơ truy tán, thành kính tưởng niệm Danh Tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, bậc lãnh đạo của Giáo hôi Phật giáo Việt Nam:

    THÀNH tâm thành ý nhớ ân

    THÀNH dòng tưởng niệm hóa thân người hiền

    THÀNH đức hiển thị thiêng liêng

    THÀNH chân thiện mỹ…pháp duyên ta bà!

    KÍNH thương hình bóng Tăng già

    KÍNH thương công hạnh nhu hòa ái khiêm

    KÍNH thương phẩm giới hiện tiền

    KÍNH thương chân tánh diệu huyền thiên thu.

    TƯỞNG nhớ nụ cười kiêm ưu

    TƯỞNG nhớ ánh mắt sương mù long lanh

    TƯỞNG nhớ lời nói cao thanh

    TƯỞNG nhớ hành động chậm nhanh tương thời.

    NIỆM sâu tướng tánh mười mươi

    NIỆM sâu dáng đứng, đi, ngồi… nhàn du

    NIỆM sâu lúc mỉm môi cười

    NIỆM sâu ân đức độ người thiện duyên.

    HÒA đời hòa đạo trường mien

    HÒA nhân hòa nghĩa nhãn tiền tín ân

    HÒA phúc hòa báu tương lân

    HÒA lộc hòa thọ muôn phần lưu niên.

    THƯỢNG cầu hạ hóa hoằng tuyên

    THƯỢNG dòng pháp bảo sen thiêng nhiệm mầu

    THƯỢNG sanh thượng phẩm hương giao

    THƯỢNG túc như ý, thượng cầu hạo nhiên.

    THÍCH CA Phật Tổ chứng truyền.

    THÍCH ma ha suối lâm tuyền thanh lương

    THÍCH Trấn Quốc đẹp mười phương

    THÍCH Tây Hồ ngát thiên hương diệu huyền.

    KIM châu hồng ngọc báu tiên

    KIM cang bát nhã đỉnh thiền Phật gia

    KIM liên ngàn cánh nở hoa

    KIM ngân vang vọng kết tòa Tỳ Lô!

    CƯƠNG thường chơn lạc nam mô

    CƯƠNG hào quang tỏa phương hồ xanh thiên

    CƯƠNG nhu hiển hóa tâm viên

    CƯƠNG tịnh giải thoát, trú miền tịnh quang.

    TỬ thánh phát túc đạo tràng

    TỬ hiền hiếu thuận tương đàng phúc duyên

    TỬ tôn tích tụ đức hiền

    TỬ diệt phi diệt ảnh huyền không môn.

    VIỆN pháp nhuần rạng tông phong

    VIỆN Kinh Luận Luật …lưu dòng Phật gia

    VIỆN Giới Đinh Tuệ… Tăng già

    VIỆN Bi Trí Dũng… kết tòa Kim Cương

    CHỦ tâm định hướng hoằng dương

    CHỦ tâm tinh tấn soi đường pháp thân

    CHỦ tâm thường tịnh chân nhân

    CHỦ tâm phố hóa đạo phần trường mien.

    CHÙA xưa thị hóa pháp duyên

    CHÙA xưa ẩn gánh trấn biên an bình

    CHÙA xưa Tổ phúc Phật linh

    CHÙA xưa thơm ngát hữu tình nhân gian.

    TRẤN Bắc phương vị thiên hoàng

    TRẤN Hồ Tây – Việt Nam an thịnh thời

    TRẤN cân Bồ Đề xinh tươi

    TRẤN dấu tích Phật tuyệt vời bóng thiêng!

    QUỐC ân Hồng Lạc tổ tiên

    QUỐC trí hùng lực mối giềng thẩm sâu

    QUỐC thống Cha Long – Mẹ Âu

    QUỐC thể chữ “S” nhịp cầu Bắc Nam

    HÀ thành thủ phủ ngàn năm

    HÀ thiên hà địa thậm thâm đất trời!

    HÀ nhật hà nguyệt rạng ngời…

    HÀ giang sơn mẹ… đời đời phong quang.

    NỘI hàm vi diệu ẩn tàng

    NỘI thức tỏa chiếu vô vàn sắc hương

    NỘI tâm hiện hóa mười phương

    NỘI linh thiền vị Lạc Thường Tịnh Chơn.