Tất nhiên, sau bài “Cải đạo: cảnh giác với mối nguy đốt chùa đập tượng mà Phật giáo Hàn Quốc đã gánh chịu”, câu hỏi mà bạn đọc sẽ đặt ra là bao nhiêu chùa, bao nhiêu tượng Phật đã bị đập, bị đốt, đó là những chùa, những tượng nào, ở đâu tại Hàn Quốc, thiệt hại ra sao…?
Một số phản hồi yêu cầu chúng tôi chi tiết thông tin và trả lời một số ý kiến đặt vấn đề khác.
Chúng tôi phúc đáp có phần chậm vì những quan tâm ưu tiên hơn, cũng như muốn cân đối tỷ lệ bài về vấn đề cải đạo với những vấn đề khác.
Quý độc giả có thể truy cập vào địa chỉ sau đây, để có những thông tin cụ thể. Tư liệu tiếng Anh, nhưng là dạng thông tin về niên biểu, nên bản dịch máy Google có thể đáp ứng được yêu cầu thông tin của bạn đọc.
Đó là địa chỉ: http://christianwatchindia.wordpress.com/2008/09/10/south-korea-a-chronology-of-christian-attacks
Bài viết liên hệ có nhan đề: “South Korea: A Chronology of Christian attacks against Buddhism” tạm dịch: “Nam Hàn: Một niên biểu của tín đồ Cơ đốc giáo tấn công chống lại Đạo Phật”.
Tuy gọi là niên biểu, nhưng thông tin trong bài viết trên được chính tác giả xác nhận là chưa đầy đủ và chỉ giới hạn trong một phần thời gian.
Tuy nhiên, những gì chứa trong khoảng 9 trang in A4 của bài viết nói trên cũng nói lên phần nào sự khủng khiếp của hoạt động cải đạo tín đồ Phật giáo một cách cuồng tín và hung hãn đã diễn ra tại Hàn Quốc.
Sau khi tìm hiểu thông tin từ tư liệu gốc, xin quý bạn đọc dành một ít thời giờ để đọc nội dung bình luận dưới đây.
1) Hàn Quốc là một trường hợp cải đạo tín đồ Phật giáo ở châu Á điển hình. Vì vậy, qua trường hợp điển hình này chúng ta có thể dự báo về những trường hợp tương tự khác sẽ xảy ra ở các nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam chúng ta.
2) Việc sử dụng bạo lực trong cải đạo mà chúng ta thấy trong tư liệu nói trên là một hoạt động bài bản, được kế hoạch cẩn thận, có tổ chức kỹ càng, được tiến hành liên tục trong cả vài chục năm, dưới nhiều hình thức khác nhau. Nó hoàn toàn không phải là hoạt động nhất thời, tự phát ở một số người, có tính chất nhất thời.
3) Hoạt động bạo lực trong việc cải đạo tín đồ Phật giáo Hàn Quốc được phối hợp nhịp nhàng với các hoạt động khác, có tính chất ôn hòa, như sử dụng truyền thông, mà chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết trong các bài viết sau.
4) Tuy thoạt nhìn việc sử dụng bạo lực trong cải đạo tín đồ Phật giáo ở Hàn Quốc chưa đến mức như việc sử dụng bạo lực ở các lực lượng cực đoan Hồi giáo, tức là chưa đến mức nhằm vào mục tiêu giết người, hay sử dụng phương tiện giết người chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, việc phóng hỏa lén lút các tự viện Phật giáo vào ban đêm vẫn là một hành động có khả năng giết người một cách hết sức tàn bạo (làm chết thiêu). Vì vậy, về cơ bản việc dùng bạo lực trong hoạt động cải đạo tín đồ Phật giáo Hàn Quốc vẫn mang tính chất sát nhân.
5) Việc sử dụng bạo lực trong hoạt động cải đạo tín đồ Phật giáo Hàn Quốc là việc vừa làm vừa thăm dò phản ứng. Sự leo thang của nó trước hết là do phản ứng quá yếu ớt, thụ động của Phật giáo Hàn Quốc, dẫn tới việc chính quyền có thái độ tiêu cực vì không gặp phải sự phê phán đáng kể. Nó giống như khi đạp chân một người để thăm dò đòn đánh tiếp theo mà không gặp phải phản ứng gì đáng kể, kẻ thủ ác có thể leo thang, đánh vào tay chân, rồi đánh vào mặt, gây đổ máu…
6) Qua tư liệu dẫn trên, chúng ta có thể ghi nhận một sự phối hợp giữa Ca tô La Mã và Tin Lành, trong đó, Tin Lành giữ vai trò chủ động, tích cực.
7) Tình trạng cải đạo tín đồ Phật giáo Việt Nam, theo chúng tôi, đang ở giai đoạn đầu trong tư liệu niên biểu nói trên. Tức là ở cấp người ta tổ chức các cuộc tập họp đông người và đưa ra những tuyên bố chống Phật giáo. Nó giống như sự kiện “lửa cháy Mỹ Đình”, nhưng ở Việt Nam, người ta không nói thẳng ra như ở Hàn Quốc, mà dùng những cụm từ, hình tượng ám chỉ (có lẽ do hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam có khác).
8) Nội dung tư liệu cho thấy hoạt động truyền đạo của các tôn giáo phương Tây tại Hàn Quốc (trường hợp điển hình như đã nói ở trên) thực chất chủ yếu là hoạt động cải đạo tín đồ Phật giáo, hoạt động “Christian attacks against Buddhism”.
9) Nội dung tư liệu cũng cho thấy hoạt động bạo lực chống lại Phật giáo Hàn Quốc là một hoạt động có tính chất khủng bố (lén lút, dấu tay), thủ phạm dấu mặt.
10) Nội dung tư liệu cho thấy những thủ đoạn hèn mạt và dối trá đã được sử dụng, như tự nhận là cựu tu sĩ Phật giáo nhưng không thể chứng minh, đổ hóa chất ăn mòn vào động cơ xe ô tô Phật tử đến nghe Pháp.
11) Thời gian từ lúc phát ra tín hiệu thăm dò phản ứng (dùng lời lẽ) đến khi thực hiện hành động cụ thể đầu tiên là 2 năm (năm 1982, tổ chức cuộc tụ họp công kích Phật giáo, đến năm 1984 thì bắt đầu có việc sơn thánh giá đỏ lên các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo vô giá tại những ngôi chùa ở ngoại ô Seoul).
12) Thời gian từ lúc tiến hành những hoạt động bạo lực thăm dò (vẽ thánh giá sơn đỏ lên các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo trong các chùa) đến lúc tiến hành bạo lực mạnh mẽ (đốt chùa) cũng là hai năm.
13) Có tỷ lệ cao các hoạt động bạo lực lén lút ném đá dấu tay (như trộm), nhưng cũng có hoạt động ngang nhiên, công khai (như cướp), thí dụ trường hợp 2 người đàn ông xông vào đài phát thanh Phật giáo Hàn Quốc BBS vào ngày 2/5/1990 phá hủy thiết bị phát sóng và ghi âm, gây thiệt hại hàng triệu USD.
14) Có thời gian các cuộc tấn công đốt phá chùa chiền tượng Phật lên đến cao điểm (chẳng hạn 5/1994, khoản 30 hành động tấn công).
15) Một tỷ lệ lớn các hành động tấn công mang tính chất làm nhục (nhiều lần sơn thánh giá đỏ lên tượng Phật, triệt hạ biểu tượng chữ Vạn), song song với một số trường hợp nhằm gây thiệt hại tài sản và cổ vật (có trường hợp lên đến 5.600.000 USD).
MT