Tuy nhiên giống nòi Việt anh hùng từ trong tang tóc điêu linh mà dốc lòng chung sức gầy dựng lại một nền quốc thể có chủ quyền, có độc lập với những thành tựu nhất định, thì không ai có thể phủ nhận được tính bất khuất, kiên cường, trí dũng và lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam. Ở đó vua quan và nhân dân nước ta kết chặt tình quân dân cá nước, để giành lấy độc lập, giữ vững cương thổ, đồng thời còn biểu hiện được sức mạnh muôn thuở của giống nòi Việt.
Một danh tướng Lý Thường Kiệt tồn tại nghìn thu trong lòng người dân Việt cùng với những Thiền sư như ngài Đỗ Pháp Thuận, Khuông Việt Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh… đã làm nên lịch sử chiến thắng ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, ổn định hành chánh nước nhà và cơm no áo ấm cho dân ta. Thật không có gì sáng chói và vinh hạnh hơn! Qua đó chúng ta thấy rõ Phật giáo Việt
Qua những hình ảnh đã nêu trên, lại một lần nữa khẳng định sự song hành của các thiền sư đối với vận mệnh đất nước, với vai trò của những nhà lãnh đạo quốc gia. Các ngài đã có mặt và sáng danh trong việc gầy dựng nên một cuộc diện xã hội dân giàu nước mạnh, văn hóa văn minh.
Năm Thiên Phước thứ bảy (986), nhà Tống sai sứ là Lý Giác sang phong tước hiệu cho vua Đại Hành. Vua nhờ Thiền sư Pháp Thuận cải trang làm lái đò để đón sứ. Trên sông bất chợt Lý Giác thấy hai con ngỗng bơi, cảm hứng liền ngâm:
Nga nga lưỡng nga nga,
Ngưỡng diện hướng thiên nha.
Dịch:
Song song ngỗng một đôi,
Ngửa mặt ngó ven trời.
Sư đang trong tay chèo, ứng khẩu
ngâm tiếp:
Bạch mao phô lục thủy,
Hồng trạo bãi thanh ba.
Dịch:
Lông trắng phơi dòng biếc,
Sóng xanh chân hồng bơi.
HT.Mật Thể
Lý Giác rất ngạc nhiên và thán phục.
Vua Đại Hành hỏi vận nước dài ngắn thế nào, Sư đáp bằng bài kệ:
Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình,
Vô vi cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh.
Dịch:
Vận nước như dây quấn,
Trời Nam hưởng thái bình,
Vô vi trên điện các,
Chốn chốn dứt đao binh.
Hoặc bài thi tiễn sứ Lý Giác theo điệu “Tống vương lang quy” của Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu:
Tường quang phong hảo cẩm phàm trương,
Thần tiên phục đế hương.
Thiên lý vạn lý thiệp thương lương,
Cửu thiên quy lộ trường.
Nhân tình thảm thiết đối ly thương,
Phan luyến sứ tình lang.
Nguyện tương thâm ý vị Nam cương,
Phân minh tấu ngã hoàng.
Dịch:
Gió hòa phất phới chiếc buồm hoa,
Thần tiên trở lại nhà.
Đường muôn nghìn dặm trải
phong ba,
Cửa trời nhắm đường xa.
Một chén quan hà dạ thiết tha,
Thương nhớ biết bao là.
Nỗi niềm xin nhớ cõi Nam hà,
Bày tỏ với vua ta.
HT.Mật Thể
Lời thơ quyện vào hồn thơ đã nói lên phong thái văn nhã của thiền môn mà cũng định vị được sự dựng lập bền lâu của thế nước… Ngần ấy công đức của tiền nhân khiến chúng ta thoáng nhìn qua cũng thấy được trí tuệ, sự gắn bó và tầm quan trọng của các ngài đối với vận mệnh đất nước.
Đặc biệt Phật giáo Việt
Buông bốn đại chừ đừng nắm bắt
Tỉnh một đời chừ thôi chạy quàng
Tỏa nguyện ta chừ được ngã sở
Sống chết bức nhau chừ ta vẫn
như thường.
Phóng cuồng ca – Tuệ Trung TS
Nói đến cái tâm của con người, cái tâm mà mọi người thường gọi là “Tâm tôi, tâm của tôi”, nhà Phật cho đó là vọng niệm lăng xăng như khỉ vượn, hoặc là bóng dáng của tiền trần, không một chút gì chắc thực cả. Theo giữ cái tâm đó, Phật nói như nuôi giặc hoặc nuôi rắn độc trong nhà. Vì vậy, nên thiền môn dạy chúng ta cố tu sửa cái tâm này bằng cách lọc lừa buông bỏ. Buông bỏ đến chẳng còn gì để buông bỏ, bấy giờ cái linh tri không dính không mắc vào đâu hiện tiền. Người người tự tại, không kẹt xưa kẹt nay. Chỉ vậy thôi.
Đó chính là sự có mặt của các thiền sư trong lòng dân tộc và Phật giáo Việt