Trang chủ Nghiên cứu Triết học Bình Tây du ký: Vòng kim cô qua góc nhìn từ đạo...

Bình Tây du ký: Vòng kim cô qua góc nhìn từ đạo nghĩa sư đồ

1936

Chắc hẳn trong chúng ta có rất nhiều người đã từng đọc truyện, xem phim “Tây Du Ký” (Ngô Thừa Ân). Thiên truyện này đa vượt qua thời gian, cuốn hút bao thế hệ độc giả.

Nó đã vượt ra khỏi chổ đứng của một tác phẩm văn học hay điện ảnh thông thường để đạt đến độ lan truyền và thấm sâu trong nhiều lĩnh vực, điển hình nhất là Văn học, Đạo học và Phật học.

Bình luận về tác phẩm, nhân vật hay sự kiện trong phim có rất nhiều. Nay người viết xin được mạo muội đóng góp một chút cảm nhận của mình về hình ảnh chiếc vòng kim cô qua góc nhìn từ đạo nghĩa sư đồ.

Vì sao tôi lại chọn hình ảnh chiếc vòng kim cô để nói về đạo nghĩa sư đồ. Sư đồ đây là ai? Là Đường Tăng và Tông Ngộ Không.

Khoan hãy nói đến những nghĩa bóng, những hình ảnh biểu trưng mang tư tưởng Đạo học hay Phật học mà Ngô Thừa Ân đã gửi gắm trong hai nhân vật này. Ta hãy nhìn mang tính “người” một tý: Đường Tăng là người phàm xác thịt, Ngộ Không có bản lĩnh thần thông biến hoá. Ngộ Không nhận Đường Tăng làm thầy vì ân cứu khỏi Ngũ Hành Sơn, vì ăn năn hối lỗi và vâng lời Bồ Tát Quán Thế Âm. Nhưng nể sư phụ thì có còn phục sư phụ thì chưa. Điển hình là lúc đánh chết mấy tên giặc cướp, Đường Tăng quở trách, Ngộ Không nỗi nóng đã vứt mũ ra đi. Ngộ Không vứt chiếc mũ, chiếc mũ mà Đường Tăng đã từng đường kim mối chỉ khâu cho. Sao đoạn đành thế? Nhưng đó lại là hành động thường thấy của người đệ tử khi bất đồng quan điểm với thầy mình.

Ngộ Không đối với Đường Tăng lúc này chỉ có ân mà chưa có tình. Khi được Đông Hải Long Vương nhắc nhở, đánh thức cái tình trong con người thì Ngộ Không mới trở về.

Lúc Ngộ Không bỏ đi thì Bồ tát Quán Thế Âm xuất hiện. Ngài biết rằng: Đối với thầy trò Đuờng Tăng thì ân hay tình cũng chưa đủ ràng buột để đi đến Tây Trúc thỉnh kinh. Ngài muốn Ngộ Không chẳn những nể mà phải phục Đường Tăng. Ngài truyền cho Đường Tăng vòng kim cô và thần chú.

Khi lừa được Ngộ Không đeo vòng kim cô. Đường Tăng mới “thị uy” niệm thử. Lúc này Ngộ Không phản ứng, định lấy gậy mà đập chết Đường Tăng. Dễ sợ quá! Có tình với thầy thì về nhưng bị thầy quản thúc thì chẳng chịu, đến khi đau quá mới chịu hàng mà quy phục. Từ đây, hai thầy trò vượt qua bao nẻo đường, có lúc Ngộ Không bướng bỉnh, không nghe lời, Đường Tăng chỉ cần dọa thôi niệm chú thôi là Ngộ Không sợ rồi.

Nhưng mọi chuyện không yên lành như vậy. Vì Đường Tằng là người trần mắt thịt nên có lúc đã mắt sai lầm. Đọc truyện hay xem phim đến đoạn gặp nạn Bạch Cốt Tinh, thấy cảnh Đường Tăng niệm chú, Ngộ Không đau quằn quại, ai cũng phải xót dạ đau lòng. Ai cũng đau với cái đau của Ngộ Không. Vì Đường Tăng vô minh, nhận lầm yêu tinh nên trừng phạt Ngộ Không. Thường thôi, thầy mắt sai lầm thì trò phải chịu vạ lây vậy.

Nếu như nhìn dưới góc độ biểu trưng: Nếu cho rằng vòng Kim cô là giới, Ngộ Không là trí, còn Đường Tăng là hành giả. Thì đúng thiệt, khi hành giả bị vô minh chi phối, để cho tình đời cám dỗ, thì giới sẽ trừng phạt trí. Hành giả sẽ đau đớn, dằn vặt và phải trả giá cho cái nhìn vô minh của mình. Cái đau này phải để cho Đường Tăng chịu mới đúng.

Lại nữa, khi Đường Tăng đuổi Ngộ Không đi. Ngộ Không liền xin Đường Tăng mở vòng kim cô. Đường Tăng bảo: Cái này của Bồ tát truyền cho, có bày thắt mà không có bày mở. Đúng vậy thôi, Giới là do Phật chế, Bồ tát trao truyền, Đường Tăng chỉ là người huấn giáo, thầy không thay đổi được.

Đến đoạn nữa, bốn thầy trò gặp nạn yêu quái sư tử. Con yêu này giả làm Đường Tăng. Ba anh em đứng nhìn “hai sư phụ” mà chịu, chẳng nhận ra được ai thậ ai giả. Sa Tăng mới hiến kế: Để hai “sư phụ”: niệm chú, ai niệm mà đau là sư phụ thật? Quả là diệu kế, yêu quái hiện nguyên hình, thầy trò nhận ra nhau.

Không biết Ngô Thừa Ân có thâm ý muốn truyền gửi một thông điệp đến người đê tử Phật của chúng ta hay không. Chẳng lẻ ông ta lại khuyên chúng ta nên đi tìm thầy nơi giới. Vì giới là bước đầu tiên trên lộ trình giải thoát (Giới-Định-Tuệ), là điểm cuối con đường mà thầy trò Đường Tăng cần đi đến. Thầy có giới mới là thầy thật, đáng để cho chúng ta nương tựa.

Đến đoạn cuối cùng, khi Đường Tăng thành phật, Ngộ Không cũng thành phật. Ngộ Không mới đề nghị bồ tát Quán Thế Âm tháo vòng kim cô. Bồ tát bảo: Khi người thành phật, vòng kim cô sẽ tự mất. Phải là vậy? Khi thành Phật thì Giới và Phật là một, Phật là Giới và Giới là Phật. Ngộ Không chẳn cần phải đội vòng kim cô nữa. Đường Tăng và Ngộ Không đều thành phật, không còn ràng buột sư đồ với nhau nữa, sứ mạng vòng kim cô đến đây đã viên mãn.

Nguyên Đạo Nguyễn Đình Tiến