Trang chủ Từ Thiện Xã Hội Từ thiện HN: Chùa Đình Quán chăm lo bệnh nhân nghèo

HN: Chùa Đình Quán chăm lo bệnh nhân nghèo

114

Chia sẻ quan tâm tới các bệnh nhân trong dịp tết Nguyên Đán Tân Mão một chút hương vị ngày tết, cái bánh chưng, chút bánh kẹo, bao lì xì gọi là tấm lòng của người con Phật.

Tham gia cùng với chùa còn có Hội tích thiện liên phường HÀ NỘI, các thiện nam tín nữ Phật tử ở khắp nơi, báo nông thôn ngày nay và CTCP Thực Phẩm Việt Nam đã đóng góp cho chuyến từ thiện lên đến 60 triệu đồng. Ngoài ra còn có Đài truyền hình cáp Việt Nam cũng như các bạn Về Nguồn, sinh viên, tổ Chánh Niệm,đã giúp cho chuyến từ thiện được hoàn thành, gửi đến được các bệnh  nhân sự đầm ấm yêu thương, bớt đi cảm giác buồn đau lo lắng vì bật tật lâu dài, hay không có người thân chăm sóc.

Khi thăm hỏi các bệnh nhân sư thầy Tịnh Quán có nói: Chúng ta không chỉ chia sẻ sự khó khăn, tình yêu thương mà nhìn vào họ ta nhìn lại mình thì biết trân quý cuộc sống mình đang có hơn, cố gắng thực hiện tốt hơn nữa lời Phật dạy, giúp được cho mình cho xã hội nhiều hơn nữa.

Quả thật, khi có thực tế như vậy mới thấy hết được nỗi khổ của người bệnh, không chỉ thân bệnh mà cả tâm bệnh. Những người bệnh không làm chủ được cả chính mình, có người gia đình không quan tâm phải ở lại bệnh viện quanh năm làm sao biết làm lành mà có thể có được đời sống an lành? có những người thì làm chủ được nhưng nằm dài dài ở viện, tốn kém không biết làm sao kể hết. Như thế mới thấy hết được lời Phật dạy trân quý biết bao. Nếu chúng ta không tu tập tốt, không biết làm điều tốt thì không những chúng ta không được như những người bệnh kia mà còn khổ hơn nữa…

Cảm động nhất là khi vào viện Giám định pháp y tâm thần TW họ đã khổ như vậy rồi mà còn gây tội nghiệp, như thế thì biết bao giờ mới chuyển hóa sang được nghiệp lành? cảm động trước nỗi khổ của họ Sư thầy Tịnh Quán đã chia sẻ với họ về luật nhân quả, cách yêu thương nhau trong cuộc đời… Chắc rằng không phải tất cả trong số họ hiểu được hết lời  thầy, nhưng khi chia tay họ cũng biết cảm ơn Thầy, cảm ơn đoàn đó là dấu hiện tỉnh thức vẫn còn trong họ mong được xã hội quan tâm.
Hay hình ảnh bác sĩ Nguyễn Duy Thắng PGĐ bệnh viện Nông Nghiệp khi đoàn đến tặng quà tết bệnh nhân chạy thận, tình cảm bác sĩ với bệnh nhân ngoài trách nhiệm mà còn để tâm đến đời sống tinh thần của người bệnh: đây là đoạn trích bài thơ (Sáng sáng tôi đi )qua đối với người bệnh:
 “ … Cuộc sống đâu yên lặng
        NÀo tiền ăn tiền trọ
        Cảnh gia đình khốn khó
        Bám đuổi suốt cuộc đời

       Mỗi ca mấy tiếng thôi
       Nước mắt tràn ướt áo
       Đỏ xanh đèn máy báo
       Sắp đến lượt kết rồi

       Tiếng máy đều đều thôi
       Mà lòng người trăn trở
       Chẳng thấy ai hớn hở
       Ra về khi hết ca
      
       Có người không về nhà
        Rẽ vào khoa Hồi sức
        Mang theo bao ký ức
        Chẳng quay lại bao giờ

        Cuộc sống như giấc mơ
        Cuộc đời thì vẫn đẹp
        Dãy hành lang chật hẹp
        Những bóng người quen quen.”

Chẳng phải đúng lắm sao? bác sĩ chữa về thân bệnh còn những người Thầy tu hành chữa về tâm bệnh, đã từ vô thủy là như vậy, chúng ta may mắn được đến chùa, đã bớt bệnh tật về thân mà tâm thì thoải mái phước lành tăng trưởng, lý nào đến chùa lại không an lạc hạnh phúc?!
Chúng ta tôn trọng kính mến những ai đã mang sãn lòng từ bi, ước mơ mong mỏi ai sẽ học tập từ bi. Mọi người chúng ta gắng công khơi dậy dòng suối từ bi, để một ngày kia chảy tràn ngập trần gian đang nhiệt não, hạnh phúc ở nhân gian nếu có khi nào nguồn nước từ bi tràn về. Tất cả chúng ta đừng mong đấng nào cứu khổ, chỉ  chấp tay cầu nguyện mọi người đều phát tâm từ bi, ngọn lửa khổ đau dập tắt, khi trận mưa từ được gội nhuần. Chân thành mong ước mọi người đều phát lòng từ bi, an lạc tràn đầy, thế gian hết khổ.