Dường như, càng ngày các ông đồ càng kéo dài thời gian ngồi vỉa hè cho chữ. Vài năm trước, các ông đồ chỉ ngồi ở phố Văn Miếu chừng 1 tuần, tính cả trước và sau Tết. Giờ thì khoảng thời gian này đã được kéo dài đến… cả tháng, quãng từ 20 tháng Chạp năm trước cho đến mãi ngoài rằm tháng Giêng năm sau.
Năm nay, các đồ đã lục tục kéo nhau từ khắp mọi nơi, đổ về vỉa hè phố Văn Miếu ngồi viết chữ. Trong khoảng 200m, có đến hàng chục ông đồ (và cả bà đồ), già có, trẻ có… cặm cụi ngồi viết chữ trong cái lạnh tê tái.
Một cặp "tân lang- tân giai nhân" chụp hình cưới ở phố ông đồ; bất chấp gió lạnh, cô dâu mặc khá mỏng manh. |
Ông khách này ngồi đợi xin chữ được một lúc thì lạnh quá, lại phải đứng dậy cho đỡ cóng chân tay. |
Cụ ông này đi xin chữ khá sớm, người cho chữ lại là một… bà đồ |
Đây là chữ ông nhận được |
Bác đưa tôi viết cho vài chữ |
Cháu muốn chữ gì nào? |
Cặm cụi viết |
Đồ già- đồ trẻ. Đồ già là người nổi tiếng- tiến sĩ Hán học Cung Khắc Lược |
Hương án, nghiên mực, bút lông trên vỉa hè phố Văn Miếu |
Thường viết xong một chữ, các đồ sẽ đóng "dấu bản quyền" |
Quạt cho nhanh khô chữ |
Rất nhanh, dịch vụ trông xe mọc lên |
Bảo vệ "đi tuần" trên phố ông đồ |
Du khách thích thú ghi lại những khuôn hình ở phố ông đồ |
Sinh viên vẽ truyền thần ngồi xen vào phố ông đồ… |
…và tác phẩm cũng rất sinh viên- những "hotgirl" |
Anh bán bật lửa dạo dừng chân ngắm người họa sĩ ngồi vẽ truyền thần |
10 phút cho một bức chân dung ký họa, giá khoảng 100.000 đồng |
Vừa viết chữ, vừa tranh thủ bán… móc chìa khóa |
Ông đồ thời "hi-tech" |