Ở đây, chúng tôi xin thông tin về phản ứng chỉ trích của Thượng phụ Giáo hội Chính thống giáo Nga.
Nếu kể các phản ứng bạo lực thì đầy dẫy, một trong những lý do chính được nêu ra để giải thích cho bạo lực là vì có hoạt động cải đạo (chẳng hạn biện hộ bênh vực của các giáo sĩ Hồi giáo Nam Philippines đối với lực lượng Abu Sayyaf).
Trong tinh thần ôn hòa, thiện chí, thượng phụ Chính thống giáo Nga phản ứng bằng lời nói, nhưng rất quyết liệt bằng cách:
– Lặp đi lặp lại nhiều lần
– Dùng những từ ngữ rất căng thẳng
– Đưa ra một cái giá phải trả nếu không tiếp thụ ý kiến phản đối và không có thay đổi.
Theo trang tin Chỉ dẫn để đến với Chính thống giáo, việc chỉ trích của Thượng phụ Alexy II đã trở nên thường xuyên đối với việc tiến hành cải đạo ở Nga và các nước Đông Âu (ở đây được hiểu là các nước có truyền thống Chính Thống giáo Nga).
Cụm từ mà Thượng phụ Alexy II gọi hoạt động cải đạo là “một chính sách cực kỳ không thân thiện” và tố cáo đích danh Giáo hội Thiên Chúa La Mã Vatican.
Thượng phụ Alexy II nói đó là nguyên nhân dẫn đến quan hệ, mà ngài gọi là căng thẳng, giữa các giáo trưởng tại giáo khu Moscow và Tòa thánh Vatican.
Điều mà Giáo hội La Mã bị chỉ trích là cố gắng thay đổi niềm tin của các tín đồ Chính thống giáo Nga ở xa các giáo khu.
Bản tin của hãng truyền thông Nga RIA Novosti dẫn lời của Thượng phụ Alexy II: “Tôi mong rằng Vatican sẽ thực hiện các bước cụ thể để thay đổi tình hình cho tốt hơn”.
Các biện pháp đi theo phản ứng, là nếu chính sách cải đạo của Vatican không thay đổi, thì:
– Những bước tiến bộ cho tiến trình đại kết vẫn là một tương lai u ám (Đại kết là một chủ trương của Vatican nhằm củng cố sự đoàn kết của các tôn giáo cùng có chung gốc Cơ đốc giáo, như đối với Tin Lành, Chính thống giáo).
– Lời phản đối về việc cải đạo sẽ có giá trị như lời giải thích về sự đáp ứng lạnh nhạt của Thượng phụ Giáo hội Chính thống Nga đối với việc tiếp xúc Giáo hoàng La Mã.
Cuộc tranh cãi về việc cải đạo ở Nga có vẻ giống như ở Việt Nam, nhưng có khác là ở Việt Nam, lời chống chế là không chính thức, vì phía lãnh đạo Phật giáo Việt Nam không hề có ý kiến phản đối chính thức.
Các chức sắc Giáo hội Thiên Chúa La Mã ở Nga đã giải thích một cách tương tự như trong sách của các tu sĩ Thiên Chúa La Mã, cũng như Tin Lành ở Việt Nam, là người được cải đạo, không theo đạo nào (ở Việt Nam là chỉ thờ cúng ông bà).
Tuy nhiên, các chức sắc Chính thống giáo ở Moscow khẳng định hầu hết người Nga theo Chính thống giáo, mặc dù rất ít người dự lễ nhà thờ.
Cao điểm của sự chỉ trích từ Giáo hội Chính thống giáo Nga là vào năm 2006, sau đó cứ lặp đi lặp lại.
Nhưng Giáo hội Chính thống giáo Nga không phản ứng suông.
Họ can thiệp với Tổng thống, Chính phủ và Quốc hội Nga trong nhiều hình thức, dùng công luận có, theo con đường chính thức có, vận động các chính khách có…
Thực ra, không phải Giáo hội Chính thống Nga dựa ngay vào thế lực nhà nước, bởi vì việc phản đối bằng lời trực tiếp đến Vatican đã có từ rất sớm và do Vatican vẫn bám giữ chính sách cải đạo, nên việc phản ứng từ giới Chính thống giáo Nga phải tăng cao.
Kết quả là những năm sau đó, Duma Quốc gia Nga đã dùng tới luật pháp để điều chỉnh hạn chế việc cải đạo. Luật không cấm, nhưng đưa ra những thủ tục phức tạp, những rào cản pháp lý đối với hoạt động cải đạo.
Điều chúng ta có thể lưu ý, là Giáo hội Chính thống Nga đã khéo léo khai thác mối quan hệ đặc biệt đối với nhà nước Nga cũng như vị trí đặc biệt của giáo hội trong xã hội Nga để đối phó với hoạt động cải đạo.
Về phần chính phủ Nga, và không phải chỉ chính phủ mà cả cơ quan lập pháp Nga với nhiều đảng phái, đã nhận thức một cách đúng mức về hiểm họa cải đạo đối với nước Nga và đối phó một cách minh bạch bằng luật pháp.
Phát biểu về việc cải đạo của Đức Dalai Lama so với phát biểu và hành động của Thượng phụ Chính thống giáo Nga Alexy II, vẫn tỏ ra mềm dẻo hơn.
Đức Dalai Lama gọi đó là một cuộc chiến, nhưng từ bản chất từ bi của Đạo Phật, ngài không đưa ra bất cứ biện pháp trả đũa nào. Thậm chí, ngài còn không ủng hộ điều được gọi là “phong trào Phật giáo” ở Pháp, xứ sở được gọi là ái nữ của Giáo hội Vatican. Ngài lại khuyên người dân Pháp giữ tôn giáo truyền thống của mình.
Đối với Phật giáo Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay mối quan hệ với nhà nước, vị trí trong xã hội, có thể coi là ở mức xấp xỉ tương đương với Chính thống giáo Nga.
Nhưng chúng ta không mong gì hơn chỉ cái mức mà Đức Dalai Lama đã làm.
Còn mức độ phản ứng như Giáo hội Chính thống giáo Nga thì ngay cả trong mơ cũng không thấy.
MT