Tôi nghĩ lớp bột phấn trắng (thanaka) trên đôi má của tôi đã khiến ông mạnh dạn đặt câu hỏi, “ Có phải cô là người Miến không?”
Nhà sư tự giới thiệu mình là Thượng tọa Yos Hut Khemacara, thuộc Hội Phật giáo và Giảng sư Khmer (Khmer Buddhist Foundation and Dhammaduta). Sư nói rằng mặc dù chỉ có một số ít người Cambodia hành thiền Vipassana, con số dường như tăng lên mỗi năm.
Sư nói, “Chúng tôi muốn tổ chức những khóa thiền chuyên sâu hơn trong tương lai khi có đủ số người muốn học và có đủ thiền sư để đáp ứng cho những khóa thiền đó. “
“Theo như tôi biết, từ trước đến nay, chưa có một ngôi chùa nào có đủ khả năng mở những khóa thiền Vipassana chuyên sâu. Nếu các tu sĩ hoặc cư sĩ nào muốn tìm hiểu thêm về Giáo pháp của Đức Phật cũng như việc thiền tập, tôi luôn đề nghị họ sang Myanmar.”
Thượng tọa Yos Hut Khemacaro mở một buổi thiền ba giờ vào các buổi sáng chúa nhật và các buổi thiền một giờ vào các tối thứ hai, năm và thứ bảy.
Sư nói rằng các nhà sư sống gần ngôi chùa giúp sư với việc hướng dẫn hành thiền.
Tuy nhiên, con số các nhà sư có trình độ học vấn tại Cambodia rất ít. Nhiều người đã bị Khmer đỏ giết hại trong thời gian cầm quyền tại đất nước này từ 1975-1979.
Chế độ này đã phá hủy nhiều học viện của Phật giáo và cố gắng xóa bỏ tôn giáo khỏi ý thức của người dân Cambodia. Ngày nay, trong khi hầu hết người dân Cambodia tự nhận mình là phật tử theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo vẫn đóng một vai trò khiêm tốn trong đời sống của đa số người dân ở đây.
Có lẽ minh chứng cho việc này là sự thật là các ngôi chùa chủ yếu đóng vai trò thực tế hơn là tâm linh trong xã hội ở đây.
Thượng tọa Yos Hut Khemacaro nói, “ Hầu hết các ngôi chùa ở đây đều bận rộn với công việc ma chay. Tang sự tùy vào khả năng tài chánh của gia đình người chết. Các nhà sư phải giúp đỡ phật tử lo tang lễ và sau đó nhận cúng dường từ gia đình người chết, khoản cúng dường này sẽ được dùng để bảo dưỡng ngôi chùa.”
Việc này kéo dài cho đến cuối năm ngoài, khi chính quyền địa phương đưa ra một đạo luật gây tranh cãi. Đạo luật này cấm không cho tổ chức việc hỏa táng trong chùa, bề nổi là để giảm ô nhiễm không khí.
Ông Sorn Sunsopheak, ký giả của tờ nhật báo song ngữ Khmer – Anh The Phnom Penh Post, tòa soạn đóng tại Phnom Penh, nói rằng việc cấm hỏa táng có hiệu lực từ tháng Mười năm ngoái.
Ông Sorn Sunsopheak nói, ” Vì dân số sống tại đây đang tăng, việc quan trọng là phải giữ cho không khí trong lành càng nhiều càng tốt. Điều này rất khó khi việc hỏa táng cứ diễn ra mỗi ngày. Có hơn 2 triệu người dân trong thành phố này.”
Ông Sorn Sunsopheak trước đây đã từng là một tu sĩ tại chùa Presput Manbun, gần sân vận động Olympic. Ông nói rằng ông ủng hộ luật cấm vì ông tin rằng vai trò chính của một ngôi chùa là làm nơi để hành thiền.
Ông nói, “Khi tôi còn là nhà sư, tôi thường hoãn công việc lại vì mùi hỏa thiêu. Tôi đã từng tự nghĩ rằng thiền viện phải được giữ yên tĩnh để sử dụng cho việc hành thiền thay vì dùng để phục vụ cho những nghi lễ như vậy.”
“Một công ty tư nhân, dưới sự hướng dẫn của chính quyền địa phương, nay đang đảm nhận việc hỏa thiêu tại một địa điểm nằm ngoài thành phố. Một số người vẫn tiếp tục cúng dường tiền cho chùa khi gia đình họ có đám ma, nhưng họ cũng phải trả phí cho công ty hỏa thiêu.”
Bất chấp khả năng thu nhập có thể giảm mạnh, thượng tọa Yos Hut Khemacaro nói rằng luật cấm có những mặt tích cực, đặc biệt đối với các tu sĩ trong trong các thiền viện gần các ngôi chùa.
Ông nói rằng tổ chức đám ma và lễ hỏa thiêu tai các ngôi chùa là một truyền thống địa phương hơn là Phật giáo, và nó chủ yếu là dịch vụ từ thiện dành cho người nghèo, những người không đủ khả năng trả chi phí cho một đám tang thông thường.
“Chúng tôi (các nhà sư) sống quá gần các ngôi chùa và phải chịu đựng mùi hỏa thiêu mỗi ngày. “ Ông cũng cho biết thêm rằng một ngôi chùa thường thiêu ba lần mỗi ngày. “Chúng tôi cũng chẳng thể làm gì hơn vì đây là một phần của nền văn hóa lâu đời của người Khmer. Chúng tôi cũng nghĩ rằng nếu chúng tôi không thực hiện dịch vụ này, chẳng còn ai sẽ đến chùa. Tuy nhiên tôi rất vui nói rằng người ta nay đang đến các ngôi chùa để hành thiền.”
U Than Zaw, một người quốc tịch Miến sống tại Cambodia, làm việc tại Trung tâm giáo dục Australia, nói rằng ông có một người bạn cũng là người Miến được hỏa thiêu tại chùa Langka, một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Phnom Penh.
Ông nói, “Một trong những người bạn của tôi đã được hỏa thiêu tại chùa Langka cách đây không lâu, và họ chẳng lấy của chúng tôi đồng bạc nào cả, nhưng chúng tôi cúng dường tiền cho chùa. Nó là một dịch vụ tốt đối với người nghèo, nhưng nhiều khói và mùi rất khó chịu.”
Tác giả: Cherry Thein
Theo: Myanmar Times