I. Bối cảnh chung:
Trong quá trình tồn tại và phát triển gần 2.000 năm trên mảnh đất Việt Nam thân yêu, Phật giáo Việt Nam đã sớm hài hòa, gắn bó với dân tộc xuyên suốt dòng lịch sử truyền bá tư tưởng giáo lý của đạo Phật. Đặc biệt là trong những giai đoạn thịnh suy của dân tộc. Phật giáo Việt Nam đều tích cực đóng góp công sức của mình, chống lại các thế lực của ngoại bang để đem lại an lạc, hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Trong từng thời kỳ lịch sử của dân tộc, danh xưng của Giáo hội dù có khác nhau, nhưng sự nghiệp chủ yếu của Phật giáo Việt Nam vẫn là hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sanh. Vì thế, trong những thập niên trước năm 1975, Phật giáo Việt Nam tuy đã có tổ chức và thực hiện các cuộc vận động thống nhất Phật giáo, nhưng nhìn chung chưa có cuộc vận động nào mang được trọn vẹn ý nghĩa của nó trước khi ra đời như Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, một phần do hoàn cảnh khách quan của đất nước còn bị chia cắt, một phần do những dị đồng chưa thể hóa giải để các đệ tử Phật cùng chung chăm lo Phật sự. Vì vậy các tổ chức Phật giáo trước đây tại Việt Nam chưa hội đủ các yếu tố để hợp thành một khối thống nhất đúng nghĩa, kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết hòa hợp, yêu nước của toàn thể Tăng Ni, Phật tử Việt Nam.
Sau ngày
II. Cơ sở hình thành và phát triển GHPGVN:
Để thực hiện nguyện vọng, tâm huyết thống nhất của Chư tôn Giáo phẩm, Tăng Ni, Phật tử các tổ chức giáo hội, Hệ phái cả nước, Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam đã được tổ chức từ ngày 04 đến ngày 07/11/1981 tại Chùa Quán Sứ – Thủ đô Hà Nội. Đại hội quy tụ 09 tổ chức Giáo hội, Hệ phái Phật giáo trong cả nước:
1. Hội Phật giáo thống nhất Việt
2. Giáo hội Phật giáo Việt
3. Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt
4. Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước TP.Hồ Chí Minh.
5. Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt
6. Giáo hội Phật giáo Thiên Thai Giáo Quán.
7. Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt
8. Hội Sư sãi Yêu nước miền Tây
9. Hội Phật học Nam Việt.
Kể từ đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước để thực hiện mọi hoạt động Phật sự theo hướng đi lên của thời đại, đến nay đã tròn 25 năm, trải qua 5 nhiệm kỳ:
+ Nhiệm kỳ I: là thời kỳ xây dựng và củng cố cơ sở với 50 thành viên HĐCM, 50 thành viên Hội đồng Trị sự, thành lập 27 Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh – Thành hội, 06 Ban Ngành hoạt động, mỗi Ban Trung ương có 9 thành viên, Ban Trị sự Tỉnh – Thành có 25 thành viên.
+ Nhiệm kỳ II: là giai đoạn phát triển các mặt hoạt động theo chương trình nội dung 06 điểm của Giáo hội trong thời kỳ đổi mới của Xã hội và đất nước, với 60 thành viên HĐCM, 60 thành viên Hội đồng Trị sự, thành lập được 31 đơn vị Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh – Thành hội và 08 Ban Ngành hoạt động, mỗi Ban có 15 thành viên.
+ Nhiệm kỳ III: là giai đoạn tiếp tục phát triển một cách toàn diện và hoàn chỉnh các mặt hoạt động của 10 Ban Ngành, Viện từ Trung ương đến địa phương trong thời kỳ tiếp tục đổi mới và mở cửa của đất nước, tiến tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, với 70 thành viên HĐCM, 70 thành viên Hội đồng Trị sự, thành lập 39 đơn vị Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh – Thành hội. Các Ban TW có 25 thành viên, Ban Trị sự có 30 thành viên.
+ Nhiệm kỳ IV: đây là nhiệm kỳ tổng kết những thành quả của Giáo hội trong những năm cuối của thế kỷ 20 để vững vàng bước sang thế kỷ 21, với 65 thành viên HĐCM, 95 thành viên HĐTS, thành lập được 45 đơn vị Tỉnh – Thành hội Phật giáo. Các Ban Trung ương có 30 thành viên, Ban Trị sự Phật giáo có 37 thành viên.
+Nhiệm kỳ V: là nhiệm kỳ đầu của thế kỷ 21, với 85 thành viên Hội đồng Chứng minh, 95 ủy viên Hội đồng Trị sự chính thức và 24 ủy viên Hội đồng Trị sự dự khuyết, thành lập 53 đơn vị Ban Trị sự Tỉnh – Thành hội Phật giáo. Các Ban Trung ương có 40 thành viên, Ban Trị sự có 47 thành viên (gồm 37 thành viên chính thức và 10 thành viên dự khuyết).
Qua 25 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bằng những thuận lợikhách quan và chủ quan, qua các Nghị định 297, 69, 26 của Chính phủ, nhất là Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo đã được Thường vụ Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh công bố ngày 29/6/2004, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/03/2005 đã làm cơ sở cho hoạt động tôn giáo nói chung thêm thuận lợi và đạt kết quả hữu hiệu. Qua đó, từng thành viên của Ban thường trực, Hội đồng Trị sự, các Ban, Viện Trung ương Giáo hội, các Tỉnh – Thành hội Phật giáo, Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước tích cực hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình, đạt được những thành quả khả quan từ phạm vi xây dựng và củng cố cơ sở Trung ương, địa phương cho đến hoạt động chuyên ngành như Ban Tăng sự, Giáo dục Tăng Ni, Hoằng pháp, Hướng dẫn Phật tử, Văn hóa, Nghi lễ, Từ thiện xã hội, Kinh tế Tài chính, Phật giáo quốc tế, Nghiên cứu Phật học.
A. Công tác Tổ chức
1. Phổ biến, triển khai các văn kiện:
Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 1 Khóa I HĐTS, Giáo hội ban hành Hiến chương GHPGVN, đã được chính phủ duyệt y bằng quyết định 83/BT/HĐBT ngày 29/12/1981. Tiếp theo là hoàn chỉnh và ban hành các nội qui Ban Thường trực Hội đồng trị sự, nội qui hoạt động các Ban Trị sự Tỉnh Thành hội Phật giáo, nội qui 10 Ban, ngành viện Trung ương, sau cùng ban hành nội qui Phân ban Gia đình Phật tử và nội qui Phân ban Cư sĩ Phật tử thuộc ban HDPT TW đã được Hiến chương Giáo hội qui định tại Đại hội kỳ IV (1997). Cứ mỗi sau lần Đại hội các nội qui đều có sự tu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và hoạt động của Giáo hội trong mỗi giai đoạn của xã hội và thế giới. Nội qui Phân ban Gia đình Phật tử và Cư sĩ phật tử được ban hành tương đối muộn, nhưng đã chứng minh sự ổn định và phát triển mọi mặt hoạt động của Giáo hội.
Mặt khác Hiến chương Giáo hội đã được thông qua tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ I (1981), đã được góp ý tu chỉnh trong 03 kỳ đại hội, kỳ 2 (1987), kỳ 3 (1992) và kỳ 4 (l997), đặc biệt trong kỳ Đại hội VI (2007) sắp đến, Hiến chương sẽ được tu chỉnh một cách sâu rộng, nhằm đáp ứng nhu cầu Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 21 và những thế kỷ tiếp theo.
2. Củng cố, xây dựng các cấp Giáo hội:
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Kỳ I khóa I của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau đại hội, các thành viên được phân công đã nỗ lực phối hợp các cơ quan Trung ương và Tỉnh Thành địa phương, tiến hành tổ chức Đại hội, thành lập Ban Trị sự Phật giáo các Tỉnh Thành. Qua đó, trong nhiệm kỳ 1 Giáo hội Phật giáo Việt
3. Tổ chức Hội nghị Phật giáo
Thực hiện chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ V của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tạo điều kiện cho Phật giáo Nam tông Khmer phát triển đồng bộ theo chương trình hoạt động của GHPGVN, năm 2004 Trung ương Giáo hội đã tổ chức Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam Tông Khmer tại thị xã Sóc Trăng đạt kết quả tốt đẹp. Đồng thời, để đánh giá kết quả hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ nhất tại Sóc Trăng vào tháng 11/2004, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ hai tại Tp. Cần Thơ vào ngày 21, 22/6/2006 đã thành công viên mãn, góp phần hoạt động hữu hiệu cho Phật giáo Nam tông Khmer trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
B. Hoạt động chuyên ngành:
1. Tăng sư:
a. Thống kê số lượng Tăng Ni, Phật tử và Tự viện:
Trong thời gian qua Việc quản lý Tăng Ni, Tự viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. Khởi đầu từ năm 1984, Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội đã cố gắng thực hiện công tác thống kê Tăng Ni Tự viện của từng địa phương, nhằm tăng cường việc quản lý Tăng Ni và các Tự viện theo đúng nội quy Ban Tăng sự. Do đó, hiện nay cả nước có39.371 Tăng Ni gồm: Bắc Tông 28.598, Nam Tông 8.419, Khất sĩ 2.354. Trong đó có 10.161 Tỳ kheo, 9.817 Tỳ kheo Ni, 4.143 Thúc xoa, 5.956 Sa di, 5146 Sa di Ni, 3.920 điệu chúng. Có 13.775 Tự viện gồm: 11.432 Bắc Tông, trong đó có 76 tự viện Phật giáo Người Hoa; 517 Nam Tông; 361 Tịnh xá; 467 Tịnh thất; 998 Niệm Phật Đường.
b. Công tác tổ chức Giới đàn, cấp giấy Chứng điệp thọ giới:
Công tác truyền trì mạng mạch Phật pháp, trang nghiêm ngôi Tam Bảo, cũng được Trung ương Giáo hội và các Tỉnh, Thành hội Phật giáo quan tâm tổ chức thực hiện. Trong đó, nhiều Tỉnh – Thành hội Phật giáo tổ chức Đại giới đàn đã có sự chú ý đến việc cho thọ giới theo nghi thức riêng giữa Bắc tông và Nam tông; đồng thời có sự quan tâm thích đáng đến nghi thức biệt truyền của Tăng Ni Khất sĩ trong việc khảo hạch Giới tử về môn luật và nghi thức tụng niệm theo hệ phái, do Ban tổ chức gồm các thành phần giáo phẩm của hệ phái cùng chủ trì và thực hiện.
Số lượng giới tử thọ giới ngày càng đông, các giới đàn được tổ chức trang nghiêm, đúng theo quy phạm tòng lâm, thể hiện tinh thần trách nhiệm và mối quan tâm hàng đầu của chư vị Tôn túc lãnh đạo Giáo hội. Qua đó, trong 25 năm qua đã có 205 Giới đàn được tổ chức trong cả nước, có 23.443 Tăng Ni được thọ giới tu học và hành đạo. Đã duyệt cấp 23.327 Chứng điệp thọ giới, gồm 4659 chứng điệp Tỳ Kheo; 4161 Tỳ kheo Ni; 3094 Thức xoa; Sa di 6128; Sa di Ni 5185; đồng thời duyệt cấp 214 Chứng điệp Thọ giới Sa di Nam tông Khmer, đã đánh dấu một sự phát triển tương đối ổn định và lạc quan trong sứ mệnh truyền trì mạng mạch đạo pháp – tre già măng mọc.
c. Cấp giấy chứng nhận Tăng Ni, chứng nhận Tu sĩ:
Công tác cấp giấy Chứng nhận Tăng Ni cũng được Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự các Tỉnh – Thành hội Phật giáo quan tâm thực hiện, thủ tục được cải tiến, đơn giản hóa về hành chánh, giải quyết một cách hanh thông, nhanh chóng kịp thời trong công tác duyệt cấp 16.591 giấy chứng nhận Tăng Ni trong toàn quốc. Bên cạnh đó, công tác đổi giấy chứng nhận Tăng Ni theo mẫu mới cho 2736 Tăng Ni và đã duyệt cấp 255 Giấy chứng nhận Tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer đạt kết quả tốt đẹp.
Việc cấp giấy hợp thức hóa số Tăng Ni đã được phép xuất gia tu học và nhập khẩu, tạm trú tại các Tự viện được tiến hành một cách có hiệu quả với sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương.Việc giải quyết thực trạng này đã giúp cho Trung ương Giáo hội cũng như địa phương đưa công tác quản lý Tăng Ni vào nề nếp, góp phần làm cho đoàn thể Tăng Ni tại các cơ sở Tự viện nhất tâm đoàn kết xung quanh Giáo hội.
d. Công tác Tấn phong Giáo phẩm:
Trong 5 nhiệm kỳ qua, y cứ luật Phật qui định, nhất là Nội qui Ban Tăng sự Trung ương, Giáo hội đã chính thức tấn phong cho 1.663 Tăng Ni trong Giáo hội, gồm 317 Hòa thượng, 149 Ni trưởng, 617 Thượng tọa và 580 Ni sư.
2. Giáo dục Tăng Ni:
Nhằm đào tạo một thế hệ Tăng Ni có trình độ chuyên sâu về Phật Pháp và văn hóa, để đảm nhận các công tác Phật sự của Giáo hội từ Trung ương đến địa phương và Quốc tế, trong chương trình giáo dục của Giáo hội ở cấp Học viện, Cao đẳng chuyên khoa, Trung cấp Phật học, sơ cấp Phật học như sau:
a. Hệ thống Học viện Phật giáo Việt Nam: Với danh xưng đầu tiên là Trường Cao cấp Phật học, từ năm 1997 đổi thành Học viện Phật giáo Việt Nam, với 03 Học viện, về mặt cơ sở đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh theo đúng quy mô của Trường Đại học Phật giáo tại Tp. Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh.
– Học viện Phật giáo Việt
– Học viện Phật giáo Việt
– Học viện Phật giáo Việt
b. Cao đẳng Phật học:
Cả nước hiện có 08 Lớp Cao đẳng Phật học đang hoạt động, với 1382 Tăng Ni sinh tốt nghiệp và 1746 Tăng Ni sinh đang theo học.
c. Trung cấp Phật học:
Có 31 Trường Trung cấp Phật học, với 5357 Tăng Ni tốt nghiệp Trung cấp Phật học và 3575 Tăng Ni sinh đang theo học.
d. Sơ cấp Phât học:
Có hàng trăm Lớp Sơ cấp Phật học đang được tổ chức giảng dạy, có 3728 Tăng Ni đã tốt nghiệp và 1263 TNS đang theo học.
e. Giáo dục Phât Giáo Nam tông Khmer:
Thực hiện chủ trương của Giáo hội và được sự giúp đỡ của các cơ quan lãnh đạo Chính quyền, Mặt trận Trung ương và địa phương hệ phái Nam tông đã tổ chức được các lớp Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp Phật học Pali tại Sóc Trăng, Trà Vinh và Kiên Giang có hơn 4500 chư Tăng Khmer theo học, đang hoạt động có nề nếp và đạt hiệu quả khả quan, góp phần thành công tốt dẹp trong chương trình giáo dục Tăng Ni của Giáo hội. Cụ thể như sau:
– Trung cấp Pali: 323 TS tốt nghiệp và 447 TS đang theo học.
– Sơ cấp Pali Vinni: 1500 TS tốt nghiệp và 2756 TS đang theo học.
– Tốt nghiệp Cao đắng Phật học: 15 TS và 11 TS đang theo học tại các nước.
f. Thành lập Học việnPhật giáo Nam tông Khmer:
Do nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho Phật giáo Nam tông Khmer, được sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan chức năng của Tp. Cần Thơ, huyện Ô Môn, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã tiến hành các thủ tục xin phép thành lập Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Quận Ô Môn, Tp. Cần Thơ. Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục theo yêu cầu, Ban Tôn giáo Chính phủ đã thừa ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 4286/VPCP-NC ngày 08/8/2006 của Văn phòng Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ đã chính thức có Quyết định số 171/QĐ/TGCP ngày 14/9/2006, V/v cho phép thành lập Học viện Phật giáo Nam tông Khmer đặt tại Tp. Cần Thơ. Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ký Quyết định số 473/QĐ/HĐS ngày 19/9/2006 V/v chuẩn y thành phần Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Tp. Cần Thơ, gồm 09 thành viên do Hòa thượng Danh Nhưỡng làm Viện trưởng.
g. Du học:
Trong những nhiệm kỳ qua được sự giúp đỡ của Chính phủ và các cơ quan chính quyền lãnh đạo địa phương, Giáo hội đã giới thiệu 276 Tăng Ni du học tại các nước: Ấn Độ, Nhật Bản, Srilanka, Trung Quốc, Pháp, Thái Lan, Tích Lan, Myanmar, Mỹ, Úc, Đài Loan… Đã có 40 vị tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học đã về nước và hiện đang tham gia các công tác của Ban Viện Trung ương Giáo hội và các Tỉnh – Thành hội Phật giáo. Còn khoảng trên 200 Tăng Ni sinh đang theo học chương trình Tiến sĩ, Thạc sĩ tại các nước như Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, úc, Đài Loan v.v…
3. Hoằng pháp:
a. Công tác thuyết giảng:
Trong công tác hoằng dương chánh pháp lợi lạc quần sinh của Giáo hội, chương trình thuyết giảng Phật pháp tại các giảng đường lớn ở các Tỉnh, Thành hội đã được thực hiện liên tục và phát triển đồng bộ từ hình thức đến nội dung. Có một số đơn vị Phật giáo Tỉnh, Thành đã triển khai chương trình thuyết giảng đến tận các Quận Huyện, Thị xã, đơn vị Tự viện trong cả nước, mỗi địa điểm có từ 200 đến 1000 Phật tử thính pháp.
Đồng thời các Đạo tràng Pháp hoa, Dược sư, Đạo tràng tu Bát Quan Trai, Thập Thiện, Tịnh độ, tu Thiền, Hội qui đang được phát triển có nề nếp và nhân rộng tại các cơ sở Tự viện của Giáo hội trong toàn quốc. Trung bình mỗi Đạo tràng có từ 100 – 500 Phật tử tham dự.
Nhân mùa An cư Kiết hạ hàng năm, Ban Hoằng pháp phối hợp cùng Văn phòng Trung ương Giáo hội tổ chức đi thăm và thuyết giảng Phật pháp tại các trường hạ miền Bắc, miền Trung, miền Đông, miền Tây đã tạo nên một bầu không khí học Phật sôi nổi, linh hoạt cho Tăng Ni Phật tử, đồng thời khẳng định sự phát triển vững mạnh và sinh hoạt đồng bộ về mặt truyền bá chánh pháp xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, đẩy lùi các sinh hoạt mê tín dị đoan, không phù hợp với Chánh pháp trong Tăng Ni Phật tử và các Tự viện trong toàn quốc.
Nhằm phát hiện những nhân tố mới có tiềm ẩn trong Phật giáo, nhân mùa An cư kiết hạ hàng năm, Ban Trị sự các Tỉnh – Thành hội Phật giáo đã tổ chức thi diễn giảng cho Tăng Ni các trường hạ để đào tạo một thế hệ kế thừa cho ngành Hoằng pháp tại các Tỉnh – Thành hội Phật giáo, kết quả đã cung ứng cho Giáo hội hơn 500 Giảng sinh, giảng sư cơ hữu tại địa phương và Trung ương.
b. Công tác đào tạo:
Để đào tạo nhân sự cho ngành Hoằng pháp, ban Hoằng pháp đã tổ chức các lớp đào tạo Giảng sư, với thời gian học 03 năm. Qua 5 nhiệm kỳ, Ban Hoằng pháp Trung ương đã đào tạo được 4 khóa Giảng sư, có 402 giảng sinh tốt nghiệp Cao cấp, 138 giảng sinh tốt nghiệp Trung cấp và đang đào tạo 111 giảng sinh Cao cấp và 93 giảng sinh Trung cấp Giảng sư.
Đồng thời tại Văn phòng Trung ương Giáo hội, Ban Hoằng pháp Trung ương đã tổ chức các khóa bồi dưỡng giảng sư ở 2 Văn phòng Trung ương Giáo hội tại Thủ đô Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, cũng như một số đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo miền Tây, miền Trung đạt kết quả tốt đẹp.
Nhân khóa Bồi dường Hoằng pháp, Ban Hoằng pháp Trung ương đều đã tổ chức hội thảo góp ý Tu chỉnh Hiến chương GHPGVN tại Văn phòng 2 TWGH trước mỗi kỳ Đại hội Phật giáo toàn quốc.
Ngoài ra, Ban Hoằng pháp đã ấn hành 4 tập Phật học cơ bản để phục vụ cho giảng sinh và ủy viên Hoằng pháp các Tỉnh, Thành hội Phật giáo trong cả nước. Điều đáng ghi nhận là công tác Hoằng pháp ngày nay không những được thực hiện đúng theo tôn chỉ và mục đích của Chánh pháp, mà còn được vận dụng một cách khế lý khế cơ vào hiện thực cuộc sống trên 2 phương diện lý thuyết và thực hành. Với kết quả như vậy, không một ai trong chúng ta có thể phủ nhận rằng: Chính yếu tố đoàn kết thống nhất các tổ chức Hệ phái Phật giáo trên qui mô cả nước và toàn diện, đã đưa đến sự thống nhất về quan điểm tư tưởng và giáo lý trong chương trình thuyết giảng Phật pháp tại các Đạo tràng Tự viện. Qua đó, Giảng sư Đoàn Trung ương và các Tỉnh Thành đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Ban Điều hành Giảng sư Đoàn Trung ương gồm 15 thành viên và gần 100 thành viên Giảng sư đoàn Trung ương Giáo hội đã, đang hoạt động có hiệu quả bước đầu. Nhất là Tp. Hồ Chí Minh có 128 giảng sư hoạt động phong phú và khởi sắc.
c. Tổ chức Hội thi Giáo lý Cư sĩ Phât tử:
Được sự nhất trí của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và sự chấp thuận của các cơ quan chức năng liên hệ, Ban Hoằng pháp Trung ương tổ chức Hội thi Giáo lý Cư sĩ Phật tử các Tỉnh miền Trung và Cao Nguyên vào ngày 16/4/2005 tại Chùa Long Sơn, Tp. Nha Trang – Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Khánh Hòa với tổng số 169 thí sinh dự thi thuộc các đơn vị: Tp. Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Định, Kontum, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Hội thi giáo lý Cư sĩ Phật tử cho các đơn vị Tỉnh – Thành hội Phật giáo miền Đông, miền Tây và Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 09/10/2005 ra tại Văn phòng 2 TWGH – Thiền viện Quảng Đức, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh với 13 đơn vị tham dự. Kết quả hội thi có 365 Phật tử dự thi và được chấm xếp hạng từ đặc biệt đến khuyến khích.
Hội thi giáo lý cho Cư sĩ Phật tử thuộc khu vực các Tỉnh – Thành hội Phật giáo phía Bắc đã được diễn ra vào ngày 25/12/2005 và sẽ diễn ra vào ngày 24/11/2006 tại Chùa Bằng, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội, với 1907 thí sinh chính thức tham dự. Kết quả Hội thi có 26 thí sinh Phật tử xuất sắc được lãnh thưởng.
d. Nội san Chuyển Pháp luân:
Nội san Chuyển Pháp Luân của Ban Hoằng pháp Trung ương đã ra mắt được 8 số (Thành đạo, Phật đản, Vu lan) với nhiều bài viết của chư Tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ có uy tín, kinh nghiệm hoằng pháp. Qua đó, Nội san Hoằng pháp đã chuyển tải được một nội dung phong phú, sâu sắc, hài hòa, tổng hợp được các hệ tư tưởng Phật giáo của GHPGVN.
4. Hướng dẫn Phât tử:
Thực hiện tinh thần tứ chúng đồng tu của người con Phật, trong ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong 5 nhiệm kỳ qua, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Ban Hướng dẫn Phật tử Tỉnh Thành đã triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ nhiệm kỳ I và II có kết quả rất hạn chế. Tuy nhiên, từ nhiệm kỳ III, Hiến chương Giáo hội đã được tu chỉnh cũng như chương trình hoạt động và Nội quy của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương có phần cụ thể trên cơ sở thực hiện tinh thần thông bạch 455, 547, 570, của Trung ương Giáo hội và các Nghị quyết của Hội nghị thường niên, về việc củng cố và ổn định sinh hoạt Gia đình Phật tử dưới sự lãnh đạo chung của Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo. Nhất là nhiệm kỳ 4 từ năm 1997, theo Hiến chương quy định cụ thể, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương có 2 Phân Ban – Phân Ban Cư sĩ và Phân ban Gia đình Phật tử.
Thông qua ủy viên chuyên ngành Ban Hướng dẫn Phật tử, đã được sự chỉ đạo và quản lý của Ban Trị sự Tỉnh – Thành hội Phật giáo nhất là dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của các cơ quan chức năng tại địa phương, đã tổng kết sơ khởi có khoảng 739 đơn vị Gia đình Phật tử đã đăng ký với Tỉnh, Thành hội Phật giáo gồm có trên 55.779 đoàn sinh, hơn 8000 huynh trưởng; tổ chức lễ thọ Cấp cho hơn 100 Huynh Trưởng cấp Tấn, 400 Huynh trưởng cấp Tín. Đồng thời chương trình sinh hoạt tu học của Gia đình Phật tử được phát huy có hệ thống như ra quyết định tạm thời công nhận Gia đình Phật tử tại các Tỉnh – Thành hội Phật giáo. Tổ chức các trại huấn luyện tu học, trại sinh hoạt hè, truyền thống v.v… được tổ chức đều đặn; tổ chức Hội thảo Huynh trưởng cấp Tấn toàn quốc, góp ý tu chỉnh Nội quy Gia đình Phật tử của Ban Hường dẫn Phật tử và tham dự tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày Thành lập Gia đình Phật tử Việt Nam tại Thừa Thiên Huế. Bước phát triển nổi bật, có tính cách pháp lý pháp nhân là từ năm 1999, 2000 Trung ương Giáo hội đã ban hành Nội quy Gia đình Phật tử và Cư sĩ Phật tử thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương để có cơ sở hoạt động theo đúng qui định của Giáo hội.
Về sinh hoạt tín ngưỡng của các giới Nam Nữ Phật tử Trung, Lão niên, như nghe pháp, tụng Kinh, Thọ Bát Quan trai, học hỏi Giáo lý hàng tuần, hàng tháng, Tu Thiền, Tu Tịnh, Hội quy v.v… các Đạo tràng, tu bát quan trai, các lớp giáo lý, khóa Tu thiền, khóa Tu niệm Phật, Đạo tràng pháp hoa, Đạo tràng Dược Sư, Đạo Tràng Hương Sen, Đạo Tràng Tổ Quy có hàng trăm cho đến hơn một ngàn người tham dự và một số tổ chức, hình thức khác như Câu lạc bộ Phật tử thiếu nhi, đoàn Phật tử La Hầu La v.v… cũng được tổ chức ổn định và nhân rộng tại các Tỉnh, Thành hội Phật giáo. Các Phật tử đã tham gia công tác Từ thiện xã hội, thực hiện trọn vẹn tinh thần và bổn phận của người Phật tử tại gia đối với Đạo pháp và xã hội.
5. Nghi lễ:
Nghi lễ Phật giáo luôn là một trong những nhân tố tạo thành tính đặc trưng của văn hóa Phật giáo Việt Nam nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung. Nghi lễ luôn được xem là một trong những chính nhân để Phật pháp được xương minh, được phổ cập lợi lạc chúng hữu tình. Vì vậy, trong suốt chặng đường dài 25 năm qua, kể từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, Ban Nghi lễ Trung ương đã hết sức cố gắng hoàn thành trách nhiệm về tổ chức hình thức nghi lễ thống nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các ngày lễ lớn trong năm như Phật đản, Vu Lan, Thành đạo, Lễ hội, Tưởng niệm, Đại hội, Kỷ niệm v.v…
a. Đại Lễ Phật Đản:
Hàng năm, Trung ương Giáo hội đều có thông bạch hướng dẫn Ban Trị sự Tỉnh – Thành hội Phật giáo tổ chức Đại lễ Phật đản một cách trang nghiêm trọng thể từ cấp Trung ương đến địa phương, đơn vị cơ sở quận, huyện và các Tự viện.
Đặc biệt đại lễ Phật Đản PL 2550 được tổ chức qui mô, trọng thể, phong phú, nhiều màu sắc nhằm chào mừng kỷ niệm 25 năm ngày thống nhất Phật giáo Việt Nam, Phật đản năm chẵn 2550. Hòa nhịp với Đại lễ Phật đản thế giới do Cơ quan Unesco kết hợp với Phật giáo Thái Lan tổ chức trọng thể tại Thủ đô Bangkok, tạo thành dấu ấn lịch sử trọng đại kể từ ngày thống nhất Phật giáo Việt Nam đến nay, có 548 xe hoa và 23 thuyền hoa và hàng ngàn hoa đăng được thả trên các dòng sông.
b. Lễ Tưởng niệm, tang lễ:
Với lòng thành kính vô biên và tinh thần tri ân, báo ân của người con Phật, để tưởng nhớ đến các bậc tiền bối hữu công, Chư Thánh tử vì đạo, Chư Sơn Thiền đức, Hội đồng Trưởng lão của các tổ chức Giáo hội, Hệ phái Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ đã viên tịch, tại Văn phòng Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự các Tỉnh – Thành hội và các cơ sở Tự viện liên hệ đã tổ chức những buổi lễ tưởng niệm rất trang nghiêm trọng thể. Trong 25 năm qua, Giáo hội đã tổ chức Lễ tang, Lễ tưởng niệm cho 188 Chư Tôn đức thành viên Hội đồng Chứng minh và 131 vị trong Hội đồng Trị sự đã viên tịch. Đặc biệt tang lễ Đức Đệ Nhất pháp chủ Thích Đức Nhuận năm 1993, Đức Đệ Nhị pháp chủ Thích Tâm Tịch năm 2005, Trung ương Giáo hội, các Tỉnh Thành hội Phật giáo đã tổ chức một cách trang nghiêm trọng thể và thành tựu viên mãn.
c. Đại lễ Vu Lan – Báo Hiếu:
Trên tinh thần tri ân, báo ân của người con Phật gắn bó với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, các Tỉnh – Thành hội Phật giáo trong cả nước đã hướng dẫn Tăng Ni Phật tử, tổ chức Đại lễ Vu Lan báo hiếu báo ân được trang nghiêm, long trọng, đầy đủ ý nghĩa và ổn định trong tinh thần đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã khuất và những người còn sống của người con Phật cũng như đạo lý của dân tộc Việt Nam bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực như ủy lạo chiến sĩ biên phòng, hải đảo, thương bệnh binh, giúp đỡ gia đình có công với Cách mạng, gia đình Liệt sĩ, người nghèo khó, tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa… đạt kết quả tốt đẹp trong ý nghĩa tình người của dân tộc và Phật giáo Việt Nam.
Nhân kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cử hành Lễ đặt vòng hoa và tưởng niệm anh hùng liệt sĩ, cầu siêu chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn tại các Nghĩa trang: Điện Biên – Tỉnh Điện Biên, nghĩa trang Trường Sơn – Tỉnh Quảng Trị và các Nghĩa trang, Đài Liệt sĩ trong cả nước.
(Hết phần I)