Chiều nay, ngày 6/10/2018 (tức ngày 27/8/Mậu Tuất) tại Học viện PGVN tại Hà Nội, Trung ương GHPGVN kết hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh họp công tác chuẩn bị cho Đại lễ tưởng niệm 710 năm ngày Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn. Đây là điểm nhấn và là nhiệm vụ quan trọng trong 6 tháng cuối năm của GHPG Việt Nam.
Tham dự và chỉ đạo cuộc họp, về phía Trung ương giáo hội có: HT. Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch HĐTSTW GHPGVN; HT. Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Thông tin Truyền thông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; HT. Thích Thanh Đạt – Chủ tịch HĐ Khoa học HVPGVN tại Hà Nội; TT. Thích Thanh Quyết – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTSPG tỉnh Quảng Ninh, Viện trưởng HVPGVN tại Hà Nội; TT. Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch, Tổng Thư kí TƯGH; cùng Chư Tôn đức lãnh đạo GHPG Việt Nam, Hội đồng điều hành Học viện PGVN tại Hà Nội, BTS GHPG Việt Nam tỉnh Quảng Ninh.
HT. Thích Thanh Nhiễu
HT. Thích Gia Quang
Chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội
Ngoài ra còn có quí vị đại biểu là các Giáo sư, Tiến sĩ, Lãnh đạo Viện Trần Nhân Tông, UBND tỉnh Quảng Ninh, Công ty Tùng Lâm: GS, TS. Khoa học Vũ Ninh Giang – Chủ tịch HĐKH Đại học Quốc gia HN và Viện Trần Nhân Tông; ông Vũ Ngọc Tuấn – Trưởng ban Dân vận tỉnh ủy QN; Ông Bùi Đình Tuấn – GĐ Công ty CP Phát triển Tùng Lâm cùng quí vị đại diện khác.
Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị hoàng đế anh minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa tư tưởng lớn, nhà tu chân chính, mẫu mực; người sáng lập Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử và được các thế hệ nhân dân ta tôn xưng là Vua Phật Việt Nam.
Lễ tưởng niệm và hội thảo khoa học với mục đích đánh giá đúng vai trò của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp đoàn kết các dân tộc, tôn giáo. Sự nghiệp tu hành và tư tưởng vĩ đại của thiền phái Trúc Lâm đã ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hóa Đại Việt. Ngoài ra, tổ chức lễ tưởng niệm còn nhằm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Yên Tử theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đặc biệt hơn, đây là dịp để Tăng, Ni, Phật tử, đồng bào các dân tộc Việt Nam học tập, phát huy tinh thần nhập thế, tinh thần yêu nước của Phật giáo Việt Nam với tư tưởng “Hòa quang đồng trần”, “Cư trần lạc đạo” của thiền phái Trúc Lâm, luôn là kim chỉ nam trong hoạt động lợi đạo ích đời của những người con Phật Việt Nam từ xưa đến nay.
Mở đầu cuộc họp, TT. Thích Đạo Hiển đại diện BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh báo cáo sơ bộ kế hoạch tổ chức Đại lễ tưởng niệm 710 năm ngày nhập niết bàn của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông với các chương trình như sau:
– Lễ tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông và Đại lễ cầu siêu tại chùa Ngọa Vân.
– Hội thảo Khoa học Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm – đặc sắc tư tưởng, văn hóa.
– Lễ truyền đăng và nhiễu tháp tưởng niệm Phật hoàng.
– Đại lễ tưởng niệm 710 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại Cung Trúc Lâm.
TT. Thích Đạo Hiển báo cáo sơ bộ kế hoạch lễ tưởng niệm
Năm nay, với những điều kiện thuận lợi hơn, Phật giáo các nước lân bang có thể tới tham dự Lễ tưởng niệm Phật hoàng, và đây cũng là cơ hội tốt để quảng bá văn hóa Phật giáo Việt Nam và văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Chư Tôn đức cùng quí vị đại biểu đã có rất nhiều ý kiến đóng góp trong dự thảo các chương trình của Đại lễ tưởng niệm cũng như những đầu việc quan trọng nhất, phân công cụ thể cho các đơn vị chuyên trách lên kế hoạch chi tiết để sự thực hiện được chỉn chu nhất và báo cáo lại cho Trung ương Giáo hội. Đại lễ với sự chủ trì của Trung ương GHPGVN, và các đơn vị chuyên trách: BTSPG tỉnh Quảng Ninh, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Viện Trần Nhân Tông, Ban Tôn giáo Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh, Công ty CP Phát triển Tùng Lâm, Công ty TNHH Dịch cụ Cáp treo Tâm Đức.
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận:
M.Anh