Phục dựng kiến trúc tháp cổ từ thời Lý Thánh Tông trên đỉnh núi này là một trong 3 công trình quan trọng tại Hải Phòng có ý nghĩa hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Chỉ còn vài tháng nữa là chuông đại lễ chính thức rung, không biết giấc mơ tái hiện tháp Tường Long có kịp thành hiện thực…
Hoang mang trước một vùng hoang vắng
Nhọc nhằn những đoạn đường nhấp nhô đá tảng lên đến đỉnh núi, trải ra trước mắt chúng tôi là một vùng hoang vắng. Chùa Tháp Tường Long – công trình do dân tự dựng lên để thờ cúng lọt thỏm giữa trời bên cạnh một khu đất rộng toàn cát và đá.
Trong trí nhớ của chúng tôi cách đây gần 10 năm, khi dự án phục dựng, mô phỏng tháp Tường Long chưa được phê duyệt, nền móng tháp xưa vẫn được quây mái che, nhìn suốt xuống đáy móng với những viên gạch còn in hoa văn đời Lý.
Bây giờ, trên nền đất cũ, cát và đất mấp mô. Những đoạn móng đá khấp khuỷu hình zíc zắc chưa hoàn thiện. Nhìn khoảng đất mênh mông và hoang vắng trước
Tháp Tường Long (còn gọi là tháp Đồ Sơn) xây thời Lý Thánh Tông (1023 – 1072). Qua những di vật còn lại cho thấy, tháp được xây cùng thời với tháp Báo Thiên ở kinh thành Thăng Long (nay là khu vực Nhà thờ Lớn Hà Nội). Tháp nhiều lần được tu tạo và khôi phục trong triều Trần và triều Lê, nhưng đến năm Gia Long thứ 3 (1804), triều đình nhà Nguyễn cho phá tháp để lấy gạch xây thành Hải Dương. |
mặt, bất giác, chúng tôi thấy hoang mang như đang mất đi một điều gì đó thiêng liêng.
Trước đây, khi leo từng bậc đá xen giữa rừng trà xanh, rừng bứa của núi Ngọc để lên đỉnh tháp, không gian xanh mướt bao bọc lấy nền móng cũ như đưa chúng tôi trở lại ngày xưa. Nơi mà theo sử sách ghi lại là có một công trình kiến trúc điển hình của đời nhà Lý. Lòng tháp rỗng và là nơi đặt pho tuợng A- di- đà.
Công trình đuợc xây bằng gạch và đá có kích thuớc khác nhau. Ngoài loại gạch xây, còn có loại gạch ốp ngoài vỏ tháp với nghệ thuật trang trí độc đáo như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh.
9 tầng hay 13 tầng?
Trong cuộc họp kiểm điểm giao ban tiến độ các công trình chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội giữa tháng 9-2009, công trình này đã được cảnh báo về tiến độ. Lãnh đạo thành phố và địa phương sở tại đều xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của công trình và yêu cầu cần thiết hoàn thành công trình vào đúng thời điểm đại lễ.
Lo lắng không kịp tiến độ được đặt lên bàn nghị sự với những băn khoăn về các phần việc liên quan đến xây dựng, thẩm định. Và nỗi lo ấy sớm trở thành hiện thực khi công trình đang thi công phải dừng lại hơn 6 tháng để chờ lấy ý kiến các đơn vị thẩm định chuyên môn, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam về số tầng của tòa tháp.
Dự án được duyệt thiết kế toàn tháp 13 tầng cao 36,09 m. Song theo các cao tăng của Thành Hội Phật giáo Hải Phòng, các công trình của Phật giáo từ trước đến
Theo sách "Đại Việt sử lược", năm Mậu Tuất 1058, vua Lý Thánh Tông sau khi ngự giá qua biển Ba Lộ đã dừng chân ghé lại nơi đây xây tháp. Sau ngài nằm mộng thấy rồng vàng bèn ban cho ngọn tháp cái tên Tường Long, nghĩa là "Thấy rồng vàng hiện lên" để ghi nhớ điềm lành. Lại có người cho rằng, cửa biển Đồ Sơn là một trong những cái nôi tiếp nhận Phật giáo, cho dựng tháp ở đây để thờ Phật. Khi xưa, có thể nơi đây còn là một đài quan sát nằm trong hệ thống "truyền đăng". Mỗi khi có biến, các trạm quan sát ven biển liền đốt cỏ khô cho khói bay lên trời, truyền tín hiệu báo động về kinh thành. |
nay đều có kết cấu 9 tầng. Tài liệu cũ cũng trích dẫn theo “Đại Nam nhất thống chí", tháp cũ Đồ Sơn cao 100 thước, dựng trên một khu đất rộng 1000m2, có 9 tầng, cửa mở ra hướng Tây. Một thước ta dài 0,45m, như vậy tháp cao khoảng 45m, lại đặt trên ngọn núi cách mặt biển 100m nên ngọn tháp này thuộc loại cao nhất so với các tháp ở Việt Nam thời bấy giờ.
Rõ ràng, thực tế dự án được duyệt và ý kiến các nhà sư có sự chênh lệch về số tầng. Đó cũng là nguyên nhân dừng việc thi công dự án khi chỉ còn vài tháng nữa là khai mạc đại lễ 1000 năm.
Giải tỏa nỗi lo và chờ giấc mơ thành hiện thực
Thông tin với báo chí và những người quan tâm đến các dự án chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội của Hải Phòng mới đây, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Văn Kể cho biết đã nhận được văn bản trả lời chính thức của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam về số tầng của tháp Tường Long. Theo đó, tháp vẫn được phục dựng theo thiết kế cũ 13 tầng.
Văn bản do Hòa thượng Thích Thanh Tứ – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam ký. Điều đó cũng có nghĩa, công trường thi công trên đỉnh núi Ngọc lại gấp rút, khẩn trương để kịp tiến độ chào mừng đại lễ Thăng Long.
Nỗi lo về giấc ngủ đông chưa biết đến bao giờ của tháp Tường Long được giải tỏa, giờ lại chờ đến giờ tòa tháp thành hình. Hy vọng, giấc mơ sẽ không mãi chỉ là giấc mơ. Để tiếng chuông chùa tháp vang ngân khắp núi Ngọc và quận Đồ Sơn cùng cả nước đón chào đại lễ…