Tôi điện thọai cho nhà tôi ở Huế biết, nhà tôi kêu lên :”Mô Phật, mới nghe anh Ch.Th. – đệ tử của Thầy vừa về Huế nói Thầy đã khá hơn, hồi tháng 5 -2006 anh ghé thăm Thầy ở Bệnh viện Good Samaritan kia mà ! Như thế làm sao sắp đến anh còn được gặp Thầy nữa ?” – “Chuyện sinh ký, tử qui ai mà biết trước được ! Thôi em hãy hướng về trời
Nhà tôi học cùng lớp với Trần Kiêm Đoàn thuộc thế hệ sinh viên của Thầy Thích Mãn Giác thời gian Thầy về làm Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Văn khoa Huế (1967-1970). Còn tôi là Sinh viên Phật tử, có quan hệ với Thầy trong những năm tham gia cuộc vận động của Phật giáo từ 1963 đến 1966. Thầy Mãn Giác ở Nhật còn chúng tôi ở Huế. Họat động đấu tranh của Phật giáo trong nước luôn được Thầy ở Nhật ủng hộ. Chín năm đi kháng chiến tôi không còn liên lạc được với Thầy nhưng qua các cơ sở vốn là sinh viên Phật tử, tôi biết có thời Thầy làm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên, lãnh đạo các Đoàn Sinh viên Phật tử và Thầy luôn quan tâm đến các đòan viên Đòan Sinh viên Phật tử dù người đó “ở bên nầy hay bên kia”. Sau năm 1975 tôi về Huế, chưa được gặp lại Thầy thì được tin Thầy đã vượt biên (1977) qua châu Á rồi châu Mỹ. Hai thầy trò tưởng như đã ở hai thế giới. Không ngờ đến giữa những năm Chín mươi, qua các Phật tử ở Houston (Texas) và Phật tử trong Nhóm Giao Điểm ở Nam Ca-li về thăm Huế, tôi liên lạc được với Thầy, “hai thế giới” được Thầy nối lại bằng điện thọai viễn liên. Nhiều khi gia đình chúng tôi được hầu chuyện với Thầy suốt cả tiếng đồng hồ bất kể khuya sớm chiều tối. Những đệ tử của Thầy có dịp về thăm Huế, Thầy không quên nhắc họ tìm thăm tôi. Năm 2002, diễn viên điện ảnh Kiều Chinh về Quảng Trị làm từ thiện, Thầy bảo chị khi ghé ngang qua Huế hãy tìm gặp tôi. Đây là một bất ngờ đối với tôi. Hồi còn là học sinh Trung học, chúng tôi rất thích thú được xem chị Kiều Chinh với Lê Quỳnh đóng phim Hồi Chuông Thiên Mụ ở ngay chùa Thiên Mụ. Tôi không thể ngờ gần đến cái tuổi cổ lai hy nầy rồi mà tôi vẫn còn có dịp gặp được chị Kiều Chinh. Sở dĩ có sự bất ngờ ấy là nhờ sự quan tâm của Thầy Mãn Giác dành cho một đệ tử cũ của Thầy.
Những điều Thầy dạy bảo qua thư từ cũng như những lần qua điện thọai viễn liên, liên quan đến chuyện thơ văn, chuyện nghiên cứu các vị tổ Thiền sư Việt
Vào đầu năm nay (2006), tôi được tin Thầy bị tai biến mạch máu não, bệnh tình tưởng chừng không qua khỏi. Vợ chồng chúng tôi lặng người trước cái tin dữ nầy. Rồi một hôm, sau tết Bính Tuất, vào lúc nửa đêm, chuông điện reo, tôi nghe thều thào ở đầu dây bên kia:- “Thầy đây ! Nhớ …Việt
Tôi đem chuyện ấy báo với các anh trong Nhóm Giao Điểm. Rồi thầy Thích Trí Hoằng ở Massachusetts lo thủ tục cho tôi đi Hoa Kỳ. Và thật không ngờ, chuyện tôi đi Hoa Kỳ thăm Thầy Thích Mãn Giác còn dễ dàng hơn lần đầu đi Pháp cách đây đúng mười năm. Vào 11giờ50 ngày 12 – 4 – 2006, anh bạn Hoàng Phấn trong Nhóm Giao Điểm đón tôi ở sân bay Burbank/Los Angeles và anh lái xe chạy thẳng một mạch về chùa Việt Nam. Lúc ấy các thị giả đang chuẩn bị bữa ngọ trai cho Thầy. Thấy tôi bước vào phòng, Thầy đưa tay ra hiệu cho các thị giả tạm dừng bữa cơm để Thầy tiếp tôi. Tôi chắp tay vái, Thầy kéo tôi vào lòng và ôm tôi mếu máo khóc thút thít. Thầy ôm tôi với nỗi nhớ thương đối với mấy trăm sinh viên Phật tử ngày xưa của Thầy. Tôi cũng không cầm được nước mắt nên cũng khóc. Sau phút gặp gỡ xúc động, Thầy bảo thị giả dọn cơm cho tôi cùng ăn với Thầy. Sau trận tai biến, Thầy không tự và cơm được nên các thị giả thay nhau phục vụ Thầy. Bữa cơm chay đầu tiên của tôi ở Mỹ lại được ngồi cạnh một vị Hòa thượng thi sĩ – Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ thì thật là một vinh dự hiếm có trong cuộc đời theo Đạo Phật của tôi. Các thức ăn chay rất ngon nhưng vì quá cảm động tôi chưa ăn được mấy đã thấy cảm thấy no.
Ngọ trai xong, Thầy bảo tôi ngồi bên cạnh để nói chuyện. Nhiều câu nhiều chữ Thầy nói không rõ, Thầy viết lên giấy cho tôi hiểu. Thầy hỏi tôi về trường hợp hy sinh của các bạn Sinh viên Phật tử là Nguyễn Thiết, Lê Minh Trường, Nguyễn Đức Thuận, Vĩnh Kha…Thầy nhắc lại những chuyện Thầy đã bảo tôi qua thư từ và điện thọai viễn liên mấy năm qua. Thầy gọi tôi qua Hoa Kỳ để Thầy nói tiếp những chuyện không tiện nói qua điện thoại: Chuyện Thầy làm Chủ tịch Hội Trùng tu Cố đô Huế sau năm 1968, chuyện Thầy vượt biên năm 1977, chuyện lúc qua đời thầy Thiện Minh còn một mảnh đạn của chế độ Thiệu Kỳ trong người, chuyện Thầy đã tổ chức cho ba người thanh niên Huế ra Bắc. Đó là các Phật tử Võ Văn Ái, Mai Khắc Thuận (sau nầy đổi tên là Nguyễn Khắc Mai), Tôn Thất Thanh. Nhưng Thầy không hiểu vì sao Võ Văn Ái bị trả lại và sau nầy Võ Văn Ái chống lại miền Bắc một cách nghiệt ngã. Thầy cũng nhắc đến ông Trần Thanh Đạm ở ĐHSP TP HCM sau 1975. Thầy khen ông Trần Thanh Đạm là người Huế, rất phải chăng. Thầy rất tiếc không có dịp làm việc với ông Đạm.v.v.
Sau mấy ngày nghe Thầy nói chuyện, tôi có được mấy chục trang bút đàm của Thầy. Lúc về TP HCM tôi đã gởi tặng ông Trần Thanh Đạm một trang giấy mà Thầy đã viết tên ông nhiều lần. Những trang bút đàm của Thầy Mãn Giác là những hiện vật quý của gia đình tôi hiện nay.
Tôi được Thầy Mãn Giác thương nên các thầy ở chùa Việt
Sống với Thầy ở chùa Việt
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”
Hai câu thơ mộc mạc nhưng thể hiện được một sự thật của lịch sử văn hóa Việt
Mấy hôm sau tôi tạm biệt Thầy để về Nam Ca-li. Trước khi đi, cũng như mọi hôm, tôi qua phòng Thầy nói chuyện và giúp đút cháo cho Thầy ăn sáng. Một lúc, có anh bạn trẻ đến đón giục tôi lên đường. Các thị giả bảo tôi đi và họ thay tôi đút tiếp cho Thầy ăn. Tôi xin phép Thầy đi
– “Ôn gọi anh vào Ôn gặp đã rồi hãy đi !”.
Tôi xuống xe vội vàng leo lên cầu thang vào phòng làm việc của Thầy. Thầy giơ tay bảo tôi ngồi đó và Thầy đứng dậy bước vào phòng riêng. Anh Ch.Th. bước theo vịn Thầy. Thầy đi được mấy bước thì xiu xiu, tôi nhảy tới ôm Thầy nhưng không ôm nổi, anh Ch.Th. và tôi cùng ngã theo Thầy làm cho mấy bức tranh treo tường bị tôi vớ phải rách luôn. Tôi hết sức hoảng hốt nhưng cũng cố đỡ Thầy lê vào giường ngủ. Thầy rất tỉnh táo với tay mở cái ngăn ở đầu giường lấy đưa cho tôi 200 USD. Hồn vía tôi lúc đó đang hoảng loạn nên Thầy nói gì đó tôi cũng không nghe. Tôi không dám từ chối nhưng cũng không biết lầy làm gì. Sau tôi mới nghe các thị giả bảo Thầy cho để tôi có tiền xuống Quận Cam mua sách. Vì thế xuống Quận
Tôi đi Nam Ca-li rồi mê man theo bạn bè qua Las Vegas, Houston, lên Washington, New York, Massachusetts, Boston qua tận Toronto Canada. Trong lúc rong chơi như thế tôi được tin Thầy được đưa vào bệnh viện để giải phẫu một cục u trong não và hy vọng sau khi giải phẫu Thầy có thể cử động và nói tốt hơn. Tôi rất mừng. Chiều ngày
Khi chúng tôi ra khỏi Bệnh viện thì đèn đường đã bật sáng. Đi bộ về chỗ để xe, thì hỡi ôi chiếc xe màu bạc của anh An Cựu không cánh mà bay. Tôi lại một phen sửng sốt. Vì đưa tôi đi thăm Thầy mà anh An Cựu mất xe. Ở Mỹ, chiếc xe như đôi chân vạn dặm, không có xe chỉ nằm nhà chịu đói thôi. Hai anh em chạy loanh quanh hỏi nhưng không một người nào biết cả. Anh An Cựu là dân
* * *
Từ ngày rời Los, tôi cứ đinh ninh là Thầy đã được ngành y học của Hoa Kỳ cứu chữa. Ý tưởng đó càng được củng cố khi mới đây được vợ chồng anh Ch.Thọ về thăm Huế cho biết Thầy đã khá hơn trước, nói rõ hơn. Và, không rõ từ nguôn tin nào bà xã tôi cho biết Thầy đang nhờ Thầy Nhất Hạnh ở bên Pháp làm giấy tờ để Thầy cùng về Việt
Vĩnh biệt Thầy chúng con chỉ biết cúi đầu đãnh lễ xin hứa với Thầy sẽ thực hiện những điều Thầy dạy bảo “Góp phần lấp đầy những khoản trống trong lịch sử Phật giáo Thuận Hóa Phú Xuân”.