Cự Đà nằm bên hữu ngạn sông Nhuệ, xưa là thuộc tỉnh Hà Đông, giàu nhất vùng này. Giao thông của làng trước kia lấy sông Nhuệ làm chính, làng quay ra sông, bám dọc theo trục đường ven sông. Sông Nhuệ cũng như sông Tô Lịch, nước lặng lờ trôi.
Làng trải dài dọc con sông Nhuệ và có hình xương cá với những ngõ xóm đâm ngang, hẹp, lát gạch đỏ. Quy hoạch tự nhiên của làng theo đúng mô hình “nhất cận thị, nhị cận giang” điển hình cho một làng Việt cổ vừa nông nghiệp vừa thương mại.
Đêm nay, về với Cự Đà, chúng tôi thực sự ngạc nhiên, ngạc nhiên đến sững sờ về không khí hân hoan, tinh thần phấn khởi và sự chuẩn bị tươm tất chu đáo của toàn dân cho đại lễ này.
Cờ phướn tung bay suốt dọc con đường làng bên sông hàng mấy cây số. Nhà nhà bên đường đều có tren đèn lồng, đèn kéo quân, treo cờ Phật, ảnh Phật, chăng đèn kết hoa mừng Phật đản.
Đặc biệt, dọc đường làng, trên trục đường chính sẽ có rước tôn tượng Phật đi qua đều có lập hương án, bày mâm, bàn hoa quả, bánh trái, đèn nến thành kính cung nghinh, cúng dàng. Việc này trong xứ Huế là khá phổ biến, còn ở đất Bắc thì chúng tôi thấy được như ở nơi đây là rất hiếm. Mong sao điểm sáng này sẽ được lan rộng ra mọi nơi!
Chùa Cự Đà là một ngôi chùa cổ kính thanh u, chỉn chu, hoàn thiện hoàn mỹ hiếm có ở nước ta, đương kim trụ trì là Thượng tọa Thích Tiến Đạt –UVTTHĐTS, P.Trưởng BTS Phật giáo Thủ đô.
Dưới sự hướng đạo dìu dắt của bậc đạo sư tinh nghiêm, Phật tử nơi đây đã được trưởng dưỡng mà trở nên hồn hậu. Ân uy đức độ của Ngài đã góp phần đưa Cự Đà thành một làng quê thuần thành Phật giáo hiếm có.
Mừng Phật đản, cả làng (hơn 10.000 nhân khẩu) mở hội, từ hàng tuần trước, đường ngang lối tắt đã được dọn vệ sinh sạch sẽ, tu sửa khang trang đẹp đẽ.
Đến với mùa Phật đản, nơi đây không chỉ có các cụ bà mà là tất cả mọi giới, mọi ngành, mọi lứa tuổi. Thích nhất nơi đây là sự trẻ trung, vui tươi, đầy sức sống của lễ hội, bởi có sự tham gia rất đông đảo của thanh thiếu nhi. Các em rất tự nhiên, rất thạo việc và thành kính. Được biết, đó là kết quả giáo dưỡng trong nhiều năm qua.
Đã hàng tháng trước, thanh thiếu nhi các xóm đã xúc tiến làm báo tường, báo liếp, ra tập san, làm phim, lập blogs, in thiếp mừng Phật đản. Tối nay, các trang báo tường, các bức họa “cây nhà lá vườn” cũng được đem “trình làng” rất ấn tượng.
Và cũng lại rất ấn tượng nữa, thanh niên nam nữ, đặc biệt là chị em, đi chùa – mà là chùa quê, ăn mặc rất đẹp, không nhất thiết cứ phải là áo lam và áo nâu, mà là áo dài tân thời đa sắc, thật đẹp.
Sắc màu khó tả bằng lời, xin trân trọng giới thiệu chùm ảnh mà Phattuvietnam.net ghi được ở nơi đây.
Trang trí hoa đăng trong sân chùa
Lễ đài Phật đản được bài trí theo lối cổ truyền
Các già lên chùa từ sớm
Báo tường mừng Phật đản – Một hoạt động vừa mang tính quần chúng, vừa thúc đẩy phong trào học Phật của thiếu niên, nhi đồng
Mỗi nhà người dân đều có hương án mừng Phật Thích Ca đản sinh
Chắc không có mấy làng, mấy nhà còn giữ được phong tục tốt đẹp này
Thịnh soạn
Hay đơn sơ tùy tâm
Nhưng lòng thành kính hướng Phật thì không khác
Để làm được điều này, chắc chắn sư Thầy trụ trì đã giáo hóa nhân dân bằng cả thân giáo và khẩu giáo một cách bền bỉ
Thật khó tìm thấy những hình ảnh xúc động như vậy ngày nay
Phật giáo không chỉ là tín ngưỡng, mà còn là một nét văn hóa đặc sắc của làng xã
Diện áo đẹp dự Phật đản
Làm đẹp cho nhau
Lung linh, thiêng liêng lễ đài Phật đản
Sen đăng trong chùa
Đại đức Thích Tiến Đạt – Trụ trì chùa
Thanh niên trai tráng trong làng
Rước đèn mừng Phật đản
Rước Phật quanh làng
Rước Phật đi vào nhân gian để phổ độ chúng sinh