Trang chủ PGVN Lịch sử PGVN 50 năm bức ảnh tự thiêu chấn động toàn cầu

50 năm bức ảnh tự thiêu chấn động toàn cầu

90

Tổng thống Mỹ gọi Henry Cabot Lodge, người sắp đến Sài Gòn làm đại sứ, và nói: “Những điều như thế này cần phải chấm dứt”. Đó cũng là thời điểm sự ủng hộ của Mỹ đối với chính quyền Ngô Đình Diệm kết thúc. Chính quyền họ Ngô bị lật đổ sau vào tháng 11 cùng năm; ông Ngô Đình Diệm cùng em trai bị hạ sát.

Sau này Kennedy nhận xét: “Không một bức ảnh báo chí nào trong lịch sử lại gây nên xúc cảm mạnh mẽ trên khắp thế giới như tấm ảnh này”.

Nhà sư trong bức ảnh đó là Hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã chọn cái chết để bảo vệ Phật giáo trước sự đàn áp của chính quyền ở miền nam Việt Nam lúc bấy giờ.

Tác giả của bức ảnh là Malcolm Browne, khi đó là phóng viên 32 tuổi của AP, là phóng viên phương Tây duy nhất ghi lại quá trình tự thiêu của bồ tát Thích Quảng Đức. Bức ảnh được trao giải Pulitzer năm 1964. Nhiều năm sau, Browne kể lại câu chuyện ông đã chớp lấy khoảnh khắc đó như thế nào.

“Từ trước đó tôi đã nhận ra rằng vấn đề (đàn áp Phật giáo) cần được nhìn nhận nghiêm túc. Dù có những phóng viên cảm thấy nản với những cuộc biểu tình liên miên, tôi cảm thấy tôi cần tiếp tục, tôi cảm giác sớm hay muộn sẽ có ‘điều gì đó’ xảy ra. Tôi trở thành một gương mặt thân quen ở chùa chính ở Sài Gòn. Tôi và các nhà sư, chúng tôi thân thiện với nhau.

“Một nhà sư gọi điện cho tôi vào đêm trước khi ‘điều gì đó’ được lên kế hoạch. Ông gợi ý tôi đến ngôi chùa vào lúc 7h sáng hôm sau bởi vì có một việc cực kỳ quan trọng và đặc biệt sẽ xảy ra. Ông cũng gửi thông điệp tương tự tới khoảng 6 phóng viên người Mỹ khác, nhưng họ phớt lờ. Tôi thì không. Tất cả là vậy”, phóng viên ảnh kể lại.

Sáng ngày 11/3/1963, hòa thượng Thích Quảng Đức, có hai hòa thượng đi theo, ra khỏi chiếc xe ở ngã tư đông đúc giao hai phố chính ở Sài Gòn. Một trong hai hòa thượng trẻ tuổi đặt chiếc gối nhỏ trên đường và vị hòa thượng 66 tuổi ngồi xuống trong tư thế thiền. Một vòng tròn các hòa thượng và ni cô đứng xung quanh và tụng kinh. Hai hòa thượng trẻ tưới xăng lên người Thích Quảng Đức. Ngài châm diêm, ngồi lặng phắc khi lửa bùng lên quanh cơ thể.

“Tôi ở đó, phóng viên phương Tây duy nhất chứng kiến và chụp ảnh. Tôi nghĩ là mình đã chụp 6-8 cuộn phim loại 35 mm”, Browne kể tiếp.

“Cảnh tượng quá kinh hoàng, ngọn lửa bén lên mặt ông và toàn bộ cơ thể. Ông không gào khóc hay la hét, nhưng bạn có thể thấy vẻ mặt của ông biểu lộ sự đau đớn cực độ, và ông chết ở ngay tại nơi mình ngồi”.

“Đây không phải là câu chuyện khó nhất tôi từng thực hiện, nhưng là một phần quan trọng trong đời nghề nghiệp của tôi”, ông nói về sự kiện ngày 11/6/1963 ỏ Sài Gòn.

Đi cùng với Browne có David Halberstam, phóng viên viết của New York Times. Sau này anh kể lại: “Ngọn lửa đến từ bên trong con người ông ấy, toàn thân ông dần dần khô và teo lại, và hóa thành than. Trong không trung có mùi thịt người cháy, cả cơ thể bốc cháy nhanh đến bất ngờ . Phía sau lưng, tôi nghe thấy tiếng thổn thức của những người Việt đang tụ tập quanh đó. Tôi quá shock đến nỗi không thể khóc, quá bối rối không thể ghi chép hay hỏi han, quá hoang mang không thể suy nghĩ gì”.

Bức ảnh lịch sử được Nữ nghệ sĩ người Thụy Điển Sanna Dullaway chuyên thực hiện các dự án phục hồi ảnh cũ, cũng như tô màu sắc cho những bức ảnh đen trắng nổi tiếng trong lịch sử.
Nữ nghệ sĩ người Thụy Điển Sanna Dullaway, người chuyên thực hiện các dự án phục hồi ảnh cũ, và tô màu sắc cho những bức ảnh đen trắng nổi tiếng, sau này đã tô màu bức ảnh lịch sử này, để người xem thấy được cảnh tượng chân thực hơn về màu sắc.

Khi Browne mất năm 2012 ở tuổi 81, nhà phê bình Jonathan Jones của tờ The Guardian viết: “Vào những năm 1960, những hình ảnh về chiến tranh rất nhiều, những cảnh bạo lực phục vụ cho nhiếp ảnh và nghệ thuật. Nhưng bức ảnh này khắc họa sự đau khổ của cái chết khủng khiếp của con người, cái chết có ý nghĩa. Nó thể hiện dạng thức mới của sự tuyệt vọng, một dạng thức mới của anh hùng. Browne cũng là một vị anh hùng của làng báo”.